Thứ năm 28/11/2024 17:18

Hơn 9.000 doanh nghiệp TP. Đà Nẵng được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ do dịch Covid-19

Đã có hơn 9.000 doanh nghiệp TP. Đà Nẵng được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ tài chính, cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi, phí, lệ phí.

Sáng 26/5, Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. Đà Nẵng - bà Trần Thị Thanh Tâm đã thông tin về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành phố gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Theo đó, hiện TP. Đà Nẵng đang triển khai 15 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Những chính sách xã hội hoá hiện đã hoàn thành dự thảo, trình UBND thành phố và hiện đang xin ý kiến UBND thành phố xem xét ban hành, trình HĐND thành phố trong thời gian đến.

Hơn 9.000 doanh nghiệp tại TP. Đà Nẵng đã được hỗ trợ

Đối với chính sách hỗ trợ vay vốn để đầu tư phát triển, hiện nay Sở Tài chính TP. Đà Nẵng đang dự thảo Nghị quyết theo hướng thay thế hoàn toàn Nghị quyết 149/2018/NQ-HĐND, đang lấy ý kiến sở ngành liên quan. "Các chính sách hỗ trợ vay vốn là chính sách quan trọng, để đảm bảo tính bao quát nên thời gian kéo dài, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch Đầu tư đang hoàn thành để trình HĐND trong kỳ họp sắp đến", bà Tâm cho hay.

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư TP. Đà Nẵng, việc triển khai chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đạt những kết quả nhất định, hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh giảm bớt khó khăn. Cụ thể, ngành thuế Đà Nẵng đã hỗ trợ 324 tỷ đồng miễn giảm thuế, phí, lệ phí. Về hỗ trợ tài chính, luỹ kế đến 31/3/2022 các ngân hàng đã cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho hơn 9.000 khách hàng với tổng số tiền hơn 20.000 tỷ đồng; giá trị nợ đã được giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ là hơn 3.815 tỷ với số lãi giảm 20 tỷ đồng. Doanh số cho vay mới đạt hơn 309.748 tỷ. Ngoài ra Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải quyết cho 98 lượt doanh nghiệp vay theo Quyết định 68 của Chính phủ với tổng số tiền hơn 45 tỷ đồng.

Về thực hiện giảm giá điện, giảm tiền điện, trong 2 năm 2020 và 2021, điện lực Đà Nẵng đã thực hiện 5 đợt giảm giá điện với tổng số tiền miễn, giảm là hơn 289 tỷ đồng. Ngoài ra còn có các chính sách hỗ trợ cho ngành du lịch…

Bên cạnh các chính sách của Trung ương, TP. Đà Nẵng triển khai nhiều chính sách hỗ trợ riêng như hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đến nay Quỹ đầu tư phát triển thành phố đã và đang giải quyết 4 hồ sơ vay với tổng số tiền hơn 62 tỷ đồng; đang tiếp nhận 4 hồ sơ mới. Ngoài ra còn chính sách miễn giảm tiền sử dụng hạ tầng, hỗ trợ tiền sử dụng dịch vụ diện tích bán hàng cho các tiểu thương toàn thành phố; hỗ trợ miễn tiền nước với tổng số tiền gần 2 tỷ đồng.

"Hiện nay còn 2/15 chính sách đang còn khó khăn, điều chỉnh, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch Đầu tư sẽ hoàn chỉnh, trình HĐND TP. Đà Nẵng trong kỳ họp tới để doanh nghiệp sớm tiếp cận", bà Tâm thông tin.

Theo Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng - ông Lương Nguyễn Minh Triết, mặc dù TP. Đà Nẵng đã triển khai những chính sách chung và có những chính sách riêng để hỗ trợ tuy nhiên cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn sau đại dịch. Vì vậy, UBND thành phố cần tiếp tục rà soát, hỗ trợ doanh nghiệp. “Cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn hết sức khó khăn sau đại dịch. Đặc biệt là có tới hơn 90% doanh nghiệp tại TP. Đà Nẵng là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ nên những chính sách đối với đối tượng này cần được đặc biệt quan tâm”, ông Triết nói và đề nghị UBND thành phố nghiên cứu điều chỉnh mở rộng đối tượng doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất của thành phố, góp phần hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội thành phố.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số