Thứ sáu 29/11/2024 11:27

Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Phát triển công nghiệp trong một khu vực tự do

Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương lần thứ 2 có nội dung trọng tâm hợp nhất phát triển các ngành công nghiệp trong một khu vực tự do.

Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific Business Summit – Đối tác cho sự kết nối Ấn Độ Dương) lần thứ 2 do Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) phối hợp cùng Liên đoàn công nghiệp Ấn Độ (CII) tổ chức sẽ diễn ra trong thời gian từ 5-7/7/2022 trên nền tảng trực tuyến. Sự kiện này có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ Tiến sĩ S Jaishankar và Bộ trưởng của một số nước trong khu vực.

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương lần thứ Nhất tổ chức vào tháng 7 năm 2021 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hội nghị có sự tham gia của 15 Bộ trưởng từ khắp quốc gia trong khu vực, với 150 diễn giả thảo luận trong 3 ngày với 19 phiên họp tập trung. Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức gian hàng trực tuyến quảng bá các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam tại sự kiện này.

Phiên bản thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ Dương sẽ quy tụ các bên liên quan hàng đầu, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo tư tưởng để cân nhắc về một số trụ cột quan trọng của các sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific Oceans Initiative – IPOI) bao gồm: (i) cải thiện kết nối trong khu vực (ii ) tăng tốc đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh chính và mới nổi ở các nền kinh tế này, (iii) thúc đẩy và tạo thuận lợi thương mại, (iv) xác định và giải quyết một cách có hệ thống các vấn đề / rào cản đối với dòng chảy thương mại và đầu tư song phương, và (v) đáp ứng các mục tiêu chung về môi trường và bền vững.

Hội nghị thượng đỉnh sẽ có sự tham gia của các Bộ trưởng, lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức tài chính và cơ quan đầu tư từ khu vực để thảo luận về các vấn đề chiến lược nhằm tăng cường hơn nữa sự tham gia kinh tế của các bên và đưa ra tầm nhìn lớn hơn của chính phủ Ấn Độ về sự tham gia lâu dài tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Hội nghị thượng đỉnh năm nay sẽ xem xét những thay đổi địa chiến lược và kinh tế với trọng tâm mới hướng vào khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Hội nghị sẽ tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau như địa chính trị và kinh tế; thương mại và đầu tư; xây dựng nền kinh tế xanh; sức mạnh của kỹ thuật số và kết nối con người xuyên biên giới. Bên cạnh đó là các phiên thảo luận về xây dựng dòng vốn đầu tư để tăng trưởng; các lĩnh vực mới để mở rộng sự tham gia kinh tế của Ấn Độ; phát triển chuỗi cung ứng mạnh mẽ; khởi nghiệp; chăm sóc sức khỏe; kỹ năng; biến đổi khí hậu; nền kinh tế xanh; những cơ hội tăng trưởng hiện tại và tương lai.

Thương mại song phương của Ấn Độ với 21 nền kinh tế quan trọng thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã tăng khoảng 8 lần trong vòng 19 năm qua, đạt 262 tỷ USD vào năm 2020 từ mức 33 tỷ USD năm 2001. Trong giai đoạn này, xuất khẩu của Ấn Độ sang các nền kinh tế này tăng gấp 7 lần và nhập khẩu của Ấn Độ từ các nền kinh tế này chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng hơn 10 lần. Với việc xác định khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bao trùm và bền vững, tự do và mở là một trụ cột quan trọng trong chiến lược kinh tế toàn cầu của mình, Ấn Độ đang cố gắng làm sâu sắc hơn các quan hệ đối tác chiến lược, kinh tế và phát triển quốc tế trong khu vực.

Những thách thức của thế giới hậu Covid đã mở rộng sự tham gia của Ấn Độ với các lĩnh vực ngoài thương mại và đầu tư để nắm bắt các vấn đề như chăm sóc sức khỏe, biến đổi khí hậu, số hóa và tăng trưởng bao trùm. Thương mại và kết nối đã trở thành chìa khóa để Ấn Độ tham gia vào chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Lĩnh vực công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các mục tiêu của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm mục đích hợp nhất các nỗ lực của ngành công nghiệp xung quanh tầm nhìn về một khu vực tự do, cởi mở và bao trùm, vì mục tiêu chung là tiến bộ và thịnh vượng. Nó được xây dựng dựa trên quá trình đối thoại được khởi xướng trong Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lần thứ nhất vào năm 2021 nhằm củng cố tầm nhìn chung và tăng cường quan hệ đối tác để tăng trưởng.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ xin kính mời các doanh nghiệp quan tâm đề nghị đăng ký trực tuyến tại địa chỉ website của ban tổ chức: , truy cập để biết thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, địa chỉ B2/51 Safdarjung Enclave, New Delhi, Email: mailto:trade@vietnamembassydelhi.in ; mailto:in@moit.gov.vn./.

Bùi Trung Thướng - TVVN tại Ấn Độ
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Mỹ

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm