Thứ bảy 28/12/2024 22:53
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV

Hoàn thiện khung khổ pháp lý xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém

Hôm nay (26/10), cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng tại Hội trường, các đại biểu Quốc hội cho rằng, Luật là bước tiến mới trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, hạn chế, ngăn ngừa tổ chức tín dụng yếu kém mới phát sinh, xử lý các vướng mắc, bất cập trong quá trình cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng.
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường

Đảm bảo an toàn tiền gửi của khách hàng khi xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém

Cho ý kiến vào nội dung xử lý nợ xấu, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, vốn ảo trong hoạt động tổ chức tín dụng, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đoàn Hà Tĩnh) cho rằng, hoạt động của các tổ chức tín dụng có ảnh hưởng lan truyền và hiệu ứng dây chuyền tâm lý lớn trong các đối tượng khách hàng, do đó, phải kiểm soát đặc biệt khi ngân hàng gặp khó khăn, kèm theo đó có các hình thức cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo hướng phục hồi và chuyển giao, tránh phá sản. “Việc phá sản ngân hàng thương mại gây tiềm ẩn nguy cơ người gửi tiền rút tiền ồ ạt” đại biểu nói và cho rằng, nếu bắt buộc phải phá sản tổ chức tín dụng thì trong dự án Luật nên có quy định cụ thể hơn về các phương án phá sản nhằm đảm bảo an toàn cho người gửi tiền và an toàn hệ thống.

Ở khía cạnh khác, “Làm rõ các trường hợp không được sử dụng ngân sách Nhà nước” khi xử lý các tổ chức tín dụng – là đề nghị đáng lưu ý của đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội). Đại biểu chỉ rõ, dù nguyên tắc xuyên suốt là không sử dụng ngân sách nhà nước trong việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, tuy nhiên, theo quy định của dự án Luật, các tổ chức tín dụng được hưởng các khoản vay đặc biệt với mức ưu đãi đến 0%, vay từ Ngân hàng Nhà nước, từ bảo hiểm tiền gửi và các tổ chức tín dụng khác để hỗ trợ thanh khoản. Song trong dự án luật lại chưa làm rõ trường hợp áp dụng các biện pháp hỗ trợ nêu trên.

Cũng có ý kiến về vấn đề này, đại biểu Đoàn TP. Hồ Chí Minh Trương Trọng Nghĩa đề nghị cần thiết kế cơ chế để minh bạch việc sử dụng ngân sách trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, đồng thời, phải công khai để cử tri và nhân dân biết những tác động, ảnh hưởng khi sử dụng phương án này.

Đề nghị ưu tiên áp dụng phương án phục hồi

Về 5 phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt quy định trong dự án luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, trong quá trình thảo luận, có ý kiến đề nghị cần kết cấu lại các phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để phân tách rõ nhóm phương án phục hồi và nhóm phương án xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng phục hồi.

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến này và đưa vào dự thảo luật theo hướng phân chia lại các phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được thống nhất, rõ ràng hơn” – Ông Thanh nói và cho biết cụ thể, các phương án gồm: phương án phục hồi; phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cổ phần đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; phương án giải thể, phương án chuyển giao bắt buộc và phương án phá sản.

Làm rõ hơn về phương án phục hồi, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, sau khi tiếp thu ý kiến về việc cần xác định đối tượng chịu trách nhiệm đối với phương án phục hồi của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh sửa bổ sung quy định tại dự thảo luật theo hướng tách bạch trách nhiệm đối với phương án của tổ chức tín dụng và ban kiểm soát đặc biệt. Cụ thể, tổ chức tín dụng có trách nhiệm xây dựng phương án phục hồi còn Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi, trình Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.

Về đề nghị dự thảo luật nên quy định áp dụng phương án phục hồi trước khi áp dụng một trong các phương án cơ cấu khác, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Dự thảo luật không quy định bắt buộc phải áp dụng phương án phục hồi trước khi áp dụng các phương án cơ cấu lại khác mà trên cơ sở đánh giá thực trạng tổng thể của từng tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước hoặc Chính phủ theo thẩm quyền sẽ quyết định áp dụng 1 trong 5 phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng.

Về thời hạn tối đa áp dụng phương án phục hồi, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải trình, lộ trình và thời gian thực hiện phương án phục hồi đối với mỗi tổ chức tín dụng sẽ khác nhau và thuộc nội dung trong phương án phục phồi được duyệt, phụ thuộc thực trạng và hiệu quả triển khai phương án của từng tổ chức tín dụng. Do vậy, dự án luật không quy định cứng về thời hạn, thời gian áp dụng phương án phục hồi trong luật.

Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Tinh gọn bộ máy: Bộ Nội vụ thông tin về chế độ đối với cán bộ

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 của Cục Công nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích