Thứ năm 14/11/2024 08:28

Hoa dâm bụt giúp hạ huyết áp, trị chân đau nhức, tê mỏi

Theo y học cổ truyền, hoa dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, an thần… đặc biệt giúp ổn định huyết áp.

Tác dụng khó ngờ của hoa dâm bụt

Theo một báo cáo được công bố từ năm 2008 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, sử dụng loại trà hoa dâm bụt có thể giúp hạ huyết áp ở bệnh nhân bị tăng huyết áp nhẹ hay huyết áp cao khá hữu hiệu.

Hoa dâm bụt giúp hạ huyết áp, trị chân đau nhức, tê mỏi

Ngoài ra, trong một phân tích tổng hợp các nghiên cứu trên tạp chí Hypertension của Hoa Kỳ cũng nhận định, việc dùng trà hoa dâm bụt có khả năng làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương của con người một cách đáng kể.

Các chuyên gia dinh dưỡng còn chỉ ra, hoa dâm bụt có tên gọi khác như hoa hibicus, râm bụt, atiso đỏ, hoa vô thường. Đây là một loại liệu quý có tính sinh dược học cao, vì thành phần dinh dưỡng trong hoa dâm bụt giàu vitamin A, B1, C, D, E, F và các axit hữu cơ khác. Những chất dinh dưỡng này có khả năng kháng viêm, kháng nấm, kháng khuẩn, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, ức chế quá trình hình thành sỏi tiết niệu, tăng cường và nâng đỡ chức năng gan, mật.

Hơn thế, nhờ hoạt chất bioflavonoids (một chất chống oxy hóa), vitamin C và các khoáng chất khác bên trong trà hoa dâm bụt có thể chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa tình trạng tổn thương tế bào.

Ngoài kiểm soát huyết áp, gần đây, giáo sư Chau Jong Wang - Trường Đại học Y Chung San (Đài Loan) phát hiện, hoa dâm bụt còn có tác dụng hạn chế lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh thấp tim.

Nghiên cứu nước chiết xuất hoa dâm bụt, các nhà khoa học phát hiện nước chiết này làm hạ thấp đáng kể mức cholesterol trong máu, ngăn ngừa có hiệu quả quá trình oxy hoá của lipoprotein, bảo vệ thành động mạch thêm vững chắc.

Các nhà khoa học còn cho biết, tác dụng chữa bệnh của hoa dâm bụt được nâng cao hơn nữa nếu kết hợp với rượu vang đỏ và chè để làm giảm lượng cholesterol và lipid trong máu.

Một số bài thuốc dân gian từ hoa dâm bụt

Chữa bệnh khó ngủ, hồi hộp: Hoa dâm bụt phơi khô, mỗi lần dùng một nhúm 15 - 20g, hãm uống thay trà hàng ngày. Hoặc lá dâm bụt 15g, hoa nhài 12g. Sắc uống vào buổi chiều, dùng trong 7 - 10 ngày.

Chữa mụn nhọt đang mưng mủ: Hoa dâm bụt, lá trầu không, lá thồm lồm mỗi thứ 50g, giã nát, đắp lên chỗ mụn nhọt. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Hoặc dùng lá và hoa một nắm, rửa sạch, giã với một ít muối hạt, đắp lên chỗ nhọt đang sưng mưng mủ sẽ đỡ đau nhức, đỡ sưng nóng và chóng vỡ mủ.

Chân đau nhức, tê mỏi: Lá dâm bụt, lá si, lá đào, lá mận, lá thài lài tía, mỗi thứ 30g phơi khô, thái nhỏ, sao qua, ngâm với ít rượu, dùng xoa bóp hàng ngày.

Trị rụng tóc: Cánh hoa râm bụt được sử dụng như một bài thuốc dân gian lâu đời để ngăn rụng tóc. Bôi dầu chiết xuất từ hoa râm bụt giúp làm chắc chân tóc nhờ thành phần vitamin C và canxi có trong nó. Mát xa nhẹ nhàng kích thích tuần hoàn máu và để da đầu dễ dàng hấp thu các dưỡng chất.

Loại bỏ làn da dầu: Hoa râm bụt có khả năng tẩy rửa tốt sẽ loại bỏ dễ dàng những chất bẩn và cặn bã bám ở lỗ chân lông, giúp cho da luôn khô sạch. Ngoài ra, loại hoa này còn làm giảm bài tiết các tuyến nhờn trên da và điều trị hiệu quả tình trạng da dầu.

Theo đó, lấy hoa râm bụt nghiền nát rồi thoa trực tiếp lên mặt trong vòng 20 phút, sau đó rửa lại với nước mát. Áp dụng cách này 2-3 lần để có hiệu quả trị dầu cho làn da.

Chữa quai bị: Lá tươi 50g, hành 5-6 củ giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi nguội, gạn lấy nước uống. Bã đắp vào chỗ sưng rồi băng lại. Dùng liên tục 3-5 ngày sẽ khỏi.

Chữa sỏi thận (sỏi canxi): Hoa tươi 30g thêm vài hạt muối, giã nát vắt nước (thêm 100ml nước sôi nguội vào bã để vắt cho kiệt) để uống. Ngày uống 2 lần liên tục 1 tháng.

Chữa tiểu đường type 2: Hàng ngày ăn 1 hoa chưa nở vào sáng sớm trước khi ăn sáng. Dùng đều như vậy 45 ngày kiểm tra lượng đường/máu, nếu chưa đạt yêu cầu lại tiếp tục liệu trình nữa.

Cách làm trà hoa dâm bụt

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu thường xuyên uống trà dâm bụt sau mỗi bữa ăn thì có thể giảm thiểu hấp thụ carbohydrate và giảm cân cho những người thừa cân. Thêm vào đó, lượng vitamin C của loài hoa này lại tăng cường sức đề kháng, giúp tránh nguy cơ mắc bệnh cảm cúm thông thường.

Có 2 cách làm trà hoa dâm bụt, đó là: Cho đài hoa dâm bụt khô vào nước nóng rồi ngâm trong khoảng 10-15 phút; sau đó lọc lấy nước để thưởng thức. Nếu e ngại vị chua có thêm chút mật ong. Ngoài ra, có thể thêm chanh, vỏ cam quýt, quế vào trà.

Cách khác, có thể ngâm hoa dâm bụt khô trong 2 ngày, không nên đun nước sôi; lọc lấy nước uống. Ngoài ra, có thể ngâm hoa trong nước đường hoặc mật ong để làm siro.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bài thuốc dân gian

Tin cùng chuyên mục

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm

Đa dạng hình thức phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học