Chủ nhật 22/12/2024 21:55

Hòa Bình: Người phụ nữ Mường mang rau rừng về trồng, thu tiền tỷ mỗi năm

Chị Bùi Thị Xuyến ở xã Cao Sơn (Lương Sơn, Hòa Bình) đã thu tiền tỷ nhờ trồng rau mít, loại rau rừng đặc sản nức tiếng xứ Mường.

Làm giàu từ rau mít

Những ngày cuối tháng 6, chúng tôi có dịp ghé thăm cơ sở trồng rau mít của chị Bùi Thị Xuyến tại xóm Cao, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Hơn mười năm qua, cơ sở trồng rau mít của chị Xuyến đã sản xuấtra cả trăm tấn rau rừng, giúp chị cùng nhiều bà con người Mường vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

Chị Xuyến tâm sự: “Ngày trước, nhà tôi nghèo lắm, 2 vợ chồng phải đi hái rau rừng như: Tầm bóp, bò khai, rau mít… bán cho các nhà hàng ngoài thị trấn để có thêm tiền lo cho con cái ăn học. Thấy nhu cầu sử dụng rau mít ngày càng nhiều trong khi nguồn rau này ngoài tự nhiên dần ít đi, tôi đã bàn với chồng đánh các cây rau mít con ngoài tự nhiên về nhà trồng, ươm giống”.

Chị Bùi Thị Xuyến ở xã Cao Sơn (Lương Sơn, Hòa Bình) đã thu tiền tỷ nhờ trồng rau mít, loại rau rừng đặc sản nức tiếng xứ Mường

Theo chị Xuyến, thời điểm ấy, ý tưởng của chị được người dân trong xóm cho là không hợp thời. Bởi lẽ, xưa nay đất đồi chỉ trồng cây ăn quả, cây keo… chẳng ai lại đi trồng rau dại ngoài rừng. Tuy nhiên, chị Xuyến lại nghĩ là khi sản lượng rau ngoài tự nhiên ít đi, nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch từ tự nhiên đang ngày càng nhiều thì giá bán rau sẽ cao hơn. Lúc ấy, cơ sở sản xuất của chị sẽ đủ sức để cung ứng rau cho thị trường.

Chị Xuyến cho biết, rau mít là mặt hàng đặc biệt, chỉ xứ Mường mới có, lá nó có màu xanh mướt, hình giống lá chè, nhưng cứng hơn một chút. Khi hái rau mít phải rất nhẹ tay để rau không bị dập nát. Từng lá rau phải giữ nguyên được màu xanh và tươi ngon. Khi trời mưa, cây rau mít càng phát triển tốt, đặc biệt, giống rau rừng này cứ ở gần núi đá mới ngon.

Hiện gia đình chị Xuyến đã trồng được gần 2 vạn cây rau mít trên diện tích khoảng 2ha, thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm

Hiện tại, chị Xuyến đã trồng được gần 2 vạn cây rau mít trên diện tích khoảng 2ha. Giống rau này rất khoẻ, cứ cách 18 ngày sẽ hái được một lứa, mỗi lứa thu được cả tấn rau mít. Theo tính toán của chị, mỗi cây rau mít trưởng thành khoảng 5 - 7 năm tuổi, mỗi vụ cho thu 4kg rau, với 1ha trồng cả vạn cây, sẽ thu được khoảng 30 - 40 tấn.

Đặc biệt, hiện nhu cầu tiêu thụ rau mít rất lớn, giá bán tại vườn là 50.000đ/1kg, thường lái đến thu mua tận nơi, trừ hết chi phí, người trồng vẫn lãi hơn nửa tỷ đồng. Ngoài ra, trồng rau mít không mất nhiều công chăm sóc, trồng một lần sẽ thu cả đời, không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật. Với 2ha trồng cây rau mít, gia đình chị Xuyến có thể thu được hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.

Rau mít là loài sống khoẻ, ít bệnh, không mất công chăm sóc, trồng một lần thu được cả đời

Hướng đi mới của bà con xứ Mường

Hiện nguồn giống rau mít ngoài tự nhiên gần như không còn, mà muốn sản xuất lớn, đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường thì phải tăng diện tích trồng. Bởi vậy, nguồn cây giống là vô cùng quan trọng nên chị Xuyến đã nghĩ ra cách ươm cây giống để bán và chia sẻ cho bà con trong xóm.

Do chưa có kinh nghiệm trong việc nhân giống, chị Xuyến phải làm đi, làm lại nhiều lần. Dần dần, chị cũng nắm được đặc tính của thứ cây rau rừng nức tiếng xứ Mường này. Đó là từ tháng 11 - 12 âm lịch, cây rau mít gần như không phát triển, nên phải đốn như đốn chè, nhân giống vào đầu mùa hè để cây phát triển nhanh, tỷ lệ sống cao.

Trồng rau mít đang là hướng đi mới, tăng thu nhập cho bà con xứ Mường

Hiện, gia đình chị Xuyến là cơ sở sản xuất giống rau mít lớn nhất tỉnh Hoà Bình, chị Xuyến cũng trở thành đại lý đứng ra thu gom rau mít của bà con rồi chuyển bán cho các nhà hàng. Nhu cầu ngày một lớn mà cả xóm không cũng cấp đủ rau cho họ nên chị đang vận động cả xóm mở rộng diện tích trồng lên vài chục ha.

Lãnh đạo UBND xã Cao Sơn thông tin, rau mít có vị bùi, ngọt, giòn dùng để xào thịt bò, thịt trâu hay nấu canh đều ngon. Nhiều khách du lịch tới Hoà Bình được thưởng thức rau mít thì không thể quên vị ngọt, bùi của nó. Ai ăn một lần cũng nhớ mãi và hỏi mua thứ rau rừng này về để làm quà. Bởi vậy mà vườn rau của chị Xuyến gần như không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Đa phần, các nhà hàng ở huyện Kim Bôi, huyện Lương Sơn luôn phải đặt rau mít trước cả tuần mới có được. Đây là hướng đi mới, là cơ hội lớn để bà con người dân tộc Mường ở xã Cao Sơn cũng như các xã lân cận mở rộng diện tích trồng, gia tăng thu nhập từ rau mít, qua đó vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Dần Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững