Thứ bảy 28/12/2024 15:33

Hòa Bình: Dự án Khu nhà ở đô thị phường Dân Chủ gần 1 nghìn tỷ về tay Tập đoàn Danko

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định 880/QĐ-UBND về việc Chấp thuận Tập đoàn Danko là nhà đầu tư dự án Khu nhà ở đô thị tại phường Dân Chủ.

Thêm 1 dự án nghìn tỷ rơi vào tay Tập đoàn Danko

Được biết, ngày 9/12/2021, UBND tỉnh Hòa Bình có Quyết định số 71/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu nhà ở đô thị tại phường Dân Chủ, thành phố Hòa Bình; Ngày 23/3/2022 có Quyết định số 549/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án Khu nhà ở đô thị tại phường Dân Chủ.

Theo Quyết định 880/QĐ-UBND, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tập đoàn Danko (Tập đoàn Danko). Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tel:3702070613 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 13/7/2012, đăng ký thay đổi lần thứ 19 ngày 28/12/2021; địa chỉ trụ sở chính tại tầng 1, nhà C6, đường Trần Hữu Dực - Khu đô thị Mỹ Đình 1, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Người đại diện pháp luật là ông Trần Hữu Sử - Chủ tịch hội đồng quản trị.

Địa chỉ trụ sở chính Tập đoàn Danko tại đường Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

Dự án Khu nhà ở đô thị tại phường Dân Chủ có vốn đầu tư (bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) hơn 913 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 300 tỷ đồng; vốn huy động tel:613.226.000.000 đồng. Về tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn Tập đoàn Danko cam kết 300 tỷ tiền mặt theo tiến độ thực hiện dự án, về phần vốn huy động (dự kiến): tel:613.226.000.000 đồng, theo tiến độ dự án và hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

Về tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành dự kiến hoàn thành quý III/2023. Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện vào quý II/2022 - quý II/2023; hoàn thành đồng bộ các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội từ quý IV/2023 - quý II/2024; hoàn thành đầu tư xây dựng các công trình công cộng đô thị và xây thô các căn liền kề, biệt thự từ quý I/2024 - quý IV/2024; hoàn thành bàn giao công trình đến quý IV/2026.

Về thời hạn hoạt động của dự án, phần diện tích đất ở có thời gian sử dụng đất lâu dài; đối với đất thương mại, dịch vụ có thời hạn sử dụng đất 50 năm tính từ ngày được UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất.

Thực hiện các thủ tục liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt dự án, đánh giá tác động môi trường, đất đai, phòng cháy chữa cháy; cấp phép xây dựng và các thủ tục khác theo quy định để triển khai thực hiện dự án. Nhà đầu tư thực hiện xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, hạ tầng xã hội... theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt. Thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước liên quan đến tiền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất... Phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và ứng kinh phí để bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nộp đầy đủ các loại thuế, phí trong quá trình triển khai.

Tập đoàn Danko chỉ được chuyển nhượng nhà ở, đất ở cho khách hàng khi bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan. Sau khi đầu tư xong hệ thống hạ tầng, nhà đầu tư có trách nhiệm quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống hạ tầng trong dự án cho đến khi bàn giao toàn bộ dự án cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Năng lực và kinh nghiệm Tập đoàn Danko như thế nào?

Tập đoàn Danko được thị trường biết đến với dự án Danko City Thái Nguyên, dự án có quy mô khoảng 50ha, tổng mức đầu tư 1.300 tỷ với 1.500 sản phẩm và dự án Danko Avenue quy mô 16ha.

Được biết, trước khi thực hiện dự án “đầu tay” này, Tập đoàn Danko hoạt động trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm bất động sản. Theo thông tin tại website của Tập đoàn Danko, tập đoàn chính thức gia nhập thị trường phân phối chung cư từ tháng 7/2016 và phân phối các dự án như FLC Sầm Sơn Beach & Golf Resoft, TNR Goldmark City, The Manor Lào Cai… chứ không tham gia với vai trò của chủ đầu tư của dự án. Đây là một điểm khá lạ lùng khi Tập đoàn Danko được UBND tỉnh Thái Nguyên tin tưởng giao thực hiện dự án Danko City Thái Nguyên.

Trở lại dự án Khu nhà ở đô thị tại phường Dân Chủ TP. Hòa Bình. Về kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự của Tập đoàn Danko đã rõ. Tuy nhiên, về năng lực tài chính thực hiện dự án này vẫn đang là câu hỏi ngỏ.

Tập đoàn Danko vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng. Sau nhiều lần thay đổi, đến năm 2019, Danko Group đã tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 đến nay, tập đoàn này không công bố Báo cáo tài chính thường niên, hàng năm trên website của mình.

Theo Khoản 2, Điều 176 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có nêu rõ: Công ty cổ phần công bố trên trang thông tin điện tử của mình thông tin sau đây: a. Điều lệ công ty; b. Sơ yếu lý lịch, trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp của các thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty; c. Báo cáo tài chính hằng năm đã được đại hội đồng cổ đông thông qua; d. Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động hằng năm của hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

Dấu hỏi đặt ra, vì sao Tập đoàn Danko lại quên công khai báo cáo tài chính của đơn vị mình. Bởi lẽ, theo Điểm b, Khoản 4, điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định rõ: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a. Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b. Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Cần nhấn mạnh, Tập đoàn Danko đang thực hiện song song 2 dự án nghìn tỷ tại Thái Nguyên. Về ngắn hạn, việc đảm bảo tài chính thực hiện dự án Khu nhà ở đô thị tại phường Dân Chủ TP. Hòa Bình đúng tiến độ đề ra vẫn đang là câu hỏi ngỏ?

Trọng Nghĩa – Lê Hằng
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Cưỡng chế thuế Công ty Sản xuất Đá Granite Phú Minh Trọng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế 4 doanh nghiệp nợ thuế

Quảng Nam: Học sinh nuôi búp bê Kuman Thong để…cầu học giỏi

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Thừa Thiên Huế: Cưỡng chế thuế Công ty Lê Phước Lợi và Công ty Kim Bảo Thanh

Cần Thơ: Chi nhánh Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu bị cưỡng chế hơn 100 tỷ đồng tiền thuế

Xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm

Thanh Hóa: Cưỡng chế thuế Công ty thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 2: Góc khuất qua lời kể của 'giáo sư cao hổ'

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty dịch vụ Cảng Mỹ Xuân bị cưỡng chế thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế hơn 152 tỷ đồng

Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ phóng hỏa đốt quán cà phê tại Phạm Văn Đồng

Nghệ An: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát

Yên Bái: Ngừng sử dụng hoá đơn Công ty VINASAN, Công ty Cường Thịnh do nợ thuế

Quảng Ngãi: Những sở ngành, địa phương nào thuộc diện thanh tra năm 2025?

Đồng Tháp: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế

Sơn La: Công khai danh sách 59 cá nhân nợ tiền thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Lào Cai: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Thấy gì từ vụ chồng bị khởi tố vì đập vỡ điện thoại của vợ?