Thứ hai 25/11/2024 18:20

Hỗ trợ thông tin cho người khiếm thị

Với mong muốn có giải pháp hỗ trợ thông tin cho người khiếm thị, ứng dụng công nghệ chuyển văn bản tiếng Việt thành giọng nói (Text - To -Speech) là mục tiêu của đội ngũ sáng lập Vbee. Để tìm hiểu rõ về ứng dụng này và hành trình khởi nghiệp mang giá trị đến cho cộng đồng, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Minh Đức - CEO, Co – Founder Công ty Cổ phần Dịch vụ và Giải pháp dữ liệu Vbee.

Ông có thể chia sẻ về thế mạnh, thành công của công ty - doanh nghiệp được biết đến với những dự an hỗ trợ cộng đồng người khuyết tật? Động lực nào khiến ông quyết định kinh doanh về công nghệ, đặc biệt là số hóa dữ liệu - lĩnh vực còn khá mới trên thị trường Việt Nam?

Xuất phát từ một dự án của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Text - To -Speech (TTS) bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2009 và hoàn thành vào tháng 1/2018, với mong muốn có giải pháp hỗ trợ thông tin cho người khiếm thị và kỳ vọng vào ứng dụng công nghệ TTS của riêng người Việt. Do không muốn những nghiên cứu của mình bị "đắp chiếu", tôi cùng TS. Nguyễn Thị Thu Trang - người bảo vệ luận án tiến sĩ với giải pháp chuyển văn bản tiếng Việt thành giọng nói và TS. Nguyễn Thanh Hùng - Phó viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) đã sáng lập nên Vbee.

Vbee hiện được biết đến là công ty nghiên cứu, phát triển các giải pháp, dịch vụ số hóa dữ liệu và nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, tập trung chính vào công nghệ TTS và hội thoại thông minh. Các ứng dụng Vbee đang phát triển và triển khai bao gồm tổng đài tự động, nhà thông minh, báo nói, sách nói, thuyết minh phim tự động...

Khởi nghiệp với một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, ông có thể chia sẻ về khó khăn và thuận lợi khi phát triển sản phẩm mà công ty gặp phải?

Phải thú thực rằng, khi bắt đầu, mong muốn hàng đầu của chúng tôi chỉ là thực hiện dự án còn đang trên bản thảo và có những ứng dụng giúp đỡ người khuyết tật. Tuy nhiên, khi triển khai các ứng dụng thực tế, chúng tôi phát hiện rằng, công nghệ này còn có thể ứng dụng rộng rãi hơn, ở nhiều lĩnh vực trong tương lai. Chính vì thế, tôi và các đồng nghiệp đã thử nghiệm cùng ứng dụng Vadi - "trợ lý ảo" lái xe với hai tính năng được tích hợp là bản đồ giao thông và báo nói. Ứng dụng này được cập nhật trên hệ điều hành Android hoặc iOS, với tính năng tương tác hai chiều, Vadi đã nhận được phản hồi rất tích cực của người dùng mobile.

Với lợi thế là nền tảng nghiên cứu cốt lõi từ trường đại học danh giá, bài toán về xử lý tiếng Việt của Vbee là chủ đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của sinh viên. Tận dụng lợi thế đó, Vbee đã kết nối và chia sẻ cho những sinh viên, nhân sự có cùng ý tưởng. Bên cạnh việc mang lại giá trị tri thức cho cộng đồng sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp, thông qua việc kết nối, chia sẻ, Vbee cũng nhận về rất nhiều sáng kiến và ý tưởng đột phá giúp công ty có thể hoàn thiện và phát triển đa dạng hơn. Ngoài ra, công ty cũng luôn đưa ra các lợi ích về vật chất cho cá nhân tham gia nghiên cứu như hoa hồng, phần trăm cổ phần hoặc phần trăm dự án…, giúp các nhân sự có thể ổn định cuộc sống trong thời gian cộng tác cùng Vbee.

Nói về khó khăn, giống như nhiều công ty khởi nghiệp khác, Vbee cũng gặp rất nhiều rào cản như vốn, thủ tục hành chính hay nhân sự… Tuy nhiên, khi quyết định khởi nghiệp, chúng tôi đã đặt mình vào cảnh thường trực phải đối diện với khó khăn, phải ăn, ngủ cùng những vấn đề của doanh nghiệp mình. Sau hơn 1 năm chính thức hoạt động, Vbee đã dần đi vào ổn định. Khó khăn lớn nhất mà Vbee đang phải đối mặt là làm sao để "chạy" kịp với xu hướng công nghệ của thế giới hiện nay, vì là sản phẩm nghiên cứu nên đòi hỏi đội ngũ nhân sự phải có chuyên môn sâu và kiên nhẫn với dự án. Việc sắp xếp, bố trí thời gian gặp gỡ và làm việc cùng nhau của đội ngũ founder cũng là vấn đề mà Vbee cần khắc phục trong thời gian tới.

Đội ngũ nhân sự đầy nhiệt huyết của Vbee

Xin ông cho biết, định hướng và những kế hoạch của công ty trong thời gian tới?

Hiện tại, công ty vẫn đang duy trì hợp tác với một số đối tác để phát triển ứng dụng tổng đài chăm sóc khách hàng và nhà thông minh. Khi bước vào nhà, có thể bật - tắt điện, nước bằng giọng nói, đưa ra thông báo, điều chỉnh thiết bị tivi… Tuy nhiên, điều mà đội ngũ Vbee để tâm nhất vẫn là việc nghiên cứu ra giọng nói trí tuệ nhân tạo trên nền tảng AI - một giọng nói có cảm xúc cao, ngữ điệu thu hút và gần gũi nhất với người dùng, khác với ngôn ngữ máy đọc thông thường là đều đều, không tự nhiên mà Google hay Microsoft đang hỗ trợ cho tiếng Việt. Hiện tại, giọng nói trí tuệ nhân tạo trên nền tảng AI của Vbee đã được hoàn thiện đến 85%, Vbee đặt mục tiêu phấn đấu để hoàn thiện 100% và đưa ra ứng dụng trong năm nay.

Chúng tôi cũng ấp ủ việc đưa ra những sản phẩm "make in Viet Nam" để có thể khẳng định năng lực sáng tạo cũng như nỗ lực của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới, việc gọi vốn đầu tư từ các nhà đầu tư thiên thần cũng là vấn đề chúng tôi quan tâm.

Xin cảm ơn ông!

Anh Nguyệt (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Khởi nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Thừa Thiên Huế: Trao giải Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024

Vòng chung kết Khởi nghiệp Xanh 2024 tại TP. Hồ Chí Minh có gì mới và đặc biệt?

Phát động cuộc thi "Innogreenlife 2024 - Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh"

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – SURF 2024

Khát khao đưa sản phẩm ớt rừng mang thương hiệu ''quê'' tới cộng đồng

Chi 35.000 USD tiền thưởng cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo về hiệu quả năng lượng

Giai đoạn 2024-2027, tiếp tục hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội thu được lợi ích lớn nhờ chuyển đổi số

Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp 2024: Nhiều ý tưởng được đầu tư thiên thần

Khởi nghiệp với sản phẩm chả ống tre độc đáo, chàng trai thu về tiền tỷ mỗi năm

MEGA US EXPO 2024 - kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc

Bình Phước: Khởi nghiệp với cốm gạo, cô gái 9x đoạt nhiều giải thưởng quốc tế

Kawai Startup Fair 2024: Ấn tượng với các màn gọi vốn

Startup Việt - Breezing.in tạo dấu ấn tại SaiGon Summit 2024

Điểm danh 3 Startup Việt Nam toả sáng tại sân chơi công nghệ InnovFest

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh phát triển bền vững lần thứ 10