Thứ hai 23/12/2024 01:21

Hiệu quả của quy định thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Sau một năm triển khai thi hành Nghị định 82/2017/NĐ-CP về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt tiền cấp quyền khai thác cho 265 công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước (chủ yếu là thủy điện), với tổng số tiền 6.554 tỷ đồng. 

Ngay sau khi Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được ban hành, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thông qua việc thu tiền cấp quyền khai thác

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều hội nghị phổ biến, hướng dẫn với các Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác tài nguyên nước thực hiện việc kê khai, tính toán xác định số tiền phải nộp và tổ chức thẩm định, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình khai thác nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 2215/QĐ-BTNMT về việc ban hành Bộ đơn giá sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực tài nguyên nước. Quyết định nêu rõ, điều kiện áp dụng Bộ đơn giá là đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên; sử dụng đơn giá không có khấu hao tài sản cố định.

Theo Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2013 để thay thế Luật Tài nguyên nước năm 1998 đã quy định về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Gỡ vướng truy thu tiền khai thác tài nguyên nước

Qua gần 6 năm thực hiện, Luật đã thực sự đi vào thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện có một số vướng mắc cần tháo gỡ đối với số tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước giai đoạn từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/8/2017.

Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước giai đoạn từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/8/2017.

Giải thích lý do đề nghị miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước giai đoạn nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Nghị định 82/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 1/9/2017, nếu thực hiện hồi tố, truy thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước từ thời điểm Nghị định có hiệu lực trở về trước, đến ngày Luật có hiệu (1/1/2013) thì sẽ rất khó khăn và không bảo đảm tính khả thi.

Việc không thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước sẽ giúp cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh vì doanh nghiệp đã hạch toán lỗ lãi và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời, cơ quan Nhà nước sẽ không phải bỏ chi phí để thực hiện việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ tính tiền và thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; người dân không phải chi trả những chi phí tăng thêm do giá điện tăng và các sản phẩm khác.

Nếu thực hiện phương án này thì người dân và doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều hơn số 300 tỷ đồng đến 350 tỷ đồng mà Nhà nước có thể thu được hàng năm. Việc thực hiện phương án này sẽ giúp ổn định xã hội vì không bị tăng giá thành sản phẩm nên có tác động tốt tới nền kinh tế.

Sau một năm triển khai thi hành Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt tiền cấp quyền khai thác cho 265 công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước (chủ yếu là thủy điện), với tổng số tiền là 6.554 tỷ đồng. Trong đó, số tiền phải nộp cho năm 2017 khoảng 247 tỷ đồng, số tiền sẽ phải nộp cho cho năm 2018 khoảng 793 tỷ đồng.

Các địa phương cũng đã phê duyệt tiền cấp quyền khai thác cho 621 công trình thác, với tổng số tiền khoảng 83 tỷ đồng; trong đó, số tiền phải nộp cho năm 2017 là 4,1 tỷ đồng, số tiền sẽ phải nộp cho cho năm 2018 khoảng 14,5 tỷ đồng.

Các nhiệm vụ của năm 2019, Cục Quản lý tài nguyên nước cần ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ chuyển tiếp, đó là trình ban hành dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh, bổ sung 05 quy trình vận hành liên hồ chứa của các sông: Cả, Hương, Vu Gia Thu Bồn, Srêpok và Đồng Nai; lập, trình phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước và Quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; xây dựng hệ thống theo dõi và quản lý diễn biến nguồn nước mặt, nước dưới đất và hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả thải vào nguồn nước phục vụ giám sát việc tuân thủ giấy phép tài nguyên nước và công tác chỉ đạo điều hành; tập trung xây dựng danh mục nguồn nước, xem xét phương án phân chia giai đoạn cho phù hợp để bảo đảm trước mắt có thể ban hành Danh mục nguồn nước trong năm 2019 với những nội dung cơ bản.

Đồng thời, tiếp tục cập nhật, hoàn chỉnh Danh mục, bổ sung thông tin trong những năm tiếp theo.

Theo Báo điện tử Chính Phủ
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm