Thứ sáu 29/11/2024 14:04

"Hiến kế" để hàng Việt vào thị trường Bắc Âu

Dù dung lượng thị trường nhỏ, số dân ít, song Thụy Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung được đánh giá tương đối tiềm năng cho hàng Việt Nam khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã có hiệu lực và mức thu nhập của người dân khu vực này tương đối cao.

Đánh giá về tiềm năng của hàng Việt Nam tại Thụy Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung, ông Diệp Văn Tỷ - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển, Chủ tịch HĐQT Công ty Xuất nhập khẩu Thực phẩm East Asian Food tại Thụy Điển - cho biết, Hiệp định EVFTA có hiệu lực là một cú huých cho hàng Việt Nam tại thị trường Thụy Điển do thuế nhập khẩu hầu hết các mặt hàng của Việt Nam được giảm trong thời gian ngắn, tạo sự cạnh tranh rõ rệt so với hàng của các nước khác. Hiện nay, nông sản, thực phẩm là các mặt hàng lợi thế do thuế được giảm về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Đây cũng là những mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang khu vực thị trường này.

Nông sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu

Thống kê của Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho thấy, trong số các quốc gia xuất khẩu gạo vào Thụy Điển thời gian qua, chỉ Việt Nam, Hoa Kỳ và Na Uy có mức tăng trưởng dương. Nguyên nhân là do tác động tích cực của Hiệp định EVFTA, mặt hàng gạo của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu, đã tích cực xúc tiến thương mại mặt hàng gạo, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp nhập khẩu gạo Việt Nam để được hưởng lợi thuế quan.

Tuy nhiên, trên thực tế, Thụy Điển cũng như các nước Bắc Âu có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, là thị trường tiềm năng, nhưng dân số ít, thị trường tiêu thụ quá nhỏ, mức cầu không nhiều nếu so sánh với các thị trường khác. Ngoài ra, vị trí địa lý xa xôi nên thời gian vận chuyển dài, chi phí vận tải cao và khó nhập khẩu các sản phẩm tươi sống. Do vậy, nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng lẻ tẻ, số lượng ít, dẫn đến chi phí cao, không mang lại hiệu quả kinh tế.

Theo ông Diệp Văn Tỷ, nhiều người tiêu dùng ở Thụy Điển đã quen với khẩu vị của sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan và các nước khác, khi hàng hóa Việt Nam còn ít được biết đến. Để thay đổi khẩu vị và thói quen của người tiêu dùng cần có thời gian, chưa kể lượng hàng hóa sản xuất ở Việt Nam phần lớn theo vụ mùa, dẫn đến việc làm gián đoạn cung cấp nguồn hàng, giá không ổn định...

Để giải quyết những khó khăn cho hàng Việt Nam thâm nhập tốt hơn thị trường Thụy Điển, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển đang lên kế hoạch kêu gọi đầu tư Trung tâm hàng Việt Nam tại thành phố Malmo, tập trung nhập khẩu hàng Việt Nam số lượng lớn. Từ đó, phân phối, giúp giảm giá thành, đưa hàng Việt Nam hiện diện nhiều hơn tại khu vực Bắc Âu và châu Âu. Trong năm 2022, Hội dự kiến sẽ có chuyến công tác thực tế tại Việt Nam để tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu chất lượng và ổn định vào Thụy Điển.

Bên cạnh đó, nhiều thành viên của Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển đặt mục tiêu ưu tiên nhập khẩu hàng hóa trong nước. Trước mắt, thúc đẩy đưa hàng hóa tiêu thụ trong cộng đồng người Việt, mở rộng ra cộng đồng Á châu và cuối cùng là cộng đồng bản địa. Hiện nay, nhiều hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam đã được các doanh nghiệp hội viên nhập khẩu và phân phối tại các chuỗi siêu thị lớn của Thụy Điển.

Doanh nghiệp Việt cần chú trọng hơn về chất lượng và uy tín của các sản phẩm theo đúng những yêu cầu trong thương thuyết giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Giá các mặt hàng cần ổn định, cạnh tranh; nguồn hàng cung cấp cần đều đặn hơn nhằm tăng sự hiện diện của mình tại thị trường Thụy Điển cũng như Bắc Âu.
Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương