Hệ thống đám mây giúp các nhà nghiên cứu xác định các biến thể Covid-19 nhanh hơn
Xe và Công nghệ 22/09/2021 17:18 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 |
Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao cảnh báo nhu cầu nhận diện nhanh hơn các đột biến Covid-19. Hiện nay, Hệ thống phân tích mầm bệnh toàn cầu (GPAS) của Đại học Oxford và Oracle đang được các tổ chức trên hầu khắp các khu vực sử dụng trong tình hình các cơ quan chính phủ và cộng đồng y tế bị rơi vào thách thức.
![]() |
GPAS là một nền tảng xây dựng quan trọng trong cơ sở hạ tầng dữ liệu toàn cầu với các hệ thống cảnh báo sớm |
Các tổ chức sử dụng nền tảng này bao gồm: Trung tâm Nghiên cứu Bệnh viện Đại học Montreal, Viện Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng Chile, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford tại Việt Nam, Viện Bệnh học lâm sàng và Nghiên cứu y khoa - Bệnh học New South Wales và Viện công nghệ Oxford Nanopore. GPAS hiện cũng là một phần của Nền tảng đánh giá biến thể mới của y tế công cộng Anh.
Hệ thống phân tích mầm bệnh toàn cầu đang được cung cấp miễn phí để giúp chống lại Covid-19 và các mối đe dọa sức khỏe vi sinh vật khác. Được xây dựng bằng cách sử dụng Nền tảng đường dẫn mầm bệnh có thể mở rộng của Oxford, Oracle APEX và Cơ sở hạ tầng đám mây Oracle, Hệ thống phân tích mầm bệnh toàn cầu là nền tảng đám mây cung cấp một hệ thống thống nhất, được chuẩn hóa để phân tích và so sánh dữ liệu chuỗi gen của SARS- CoV-2.
Các nhà nghiên cứu đang sử dụng hệ thống để tải lên dữ liệu mầm bệnh và nhận được kết quả hoàn chỉnh chỉ trong vòng vài phút. Với sự cho phép của người dùng, kết quả có thể được chia sẻ với các phòng thí nghiệm trên toàn cầu trong một môi trường an toàn. Việc biến các dữ liệu này trở nên dễ hiểu và chia sẻ được sẽ giúp các cơ quan y tế công cộng đánh giá và hoạch định các kế hoạch phản ứng bằng cách cung cấp cho họ cái nhìn sâu sắc về các biến thể mới nổi ngay cả trước khi chúng được chính thức nhận định là các biến thể cần được quan tâm.
Giáo sư Derrick Crook, Khoa Y học Nuffield, tại Đại học Oxford cho biết, GPAS là dịch vụ dựa trên tiêu chuẩn ngành đầu tiên ở khắp nơi trên thế giới, cung cấp dịch vụ phân tích dữ liệu chuỗi được tiêu chuẩn hóa cho người dùng trên hệ thống đám mây. Người dùng có thể truy cập, tải lên và xử lý dữ liệu chuỗi hoàn toàn dưới sự kiểm soát của chính họ và nhận lại các thông tin phân tích đầy đủ chỉ trong vòng 20 phút sau khi tải lên thành công.
Nếu họ lựa chọn chia sẻ dữ liệu, họ sẽ góp phần giúp bảng điều khiển điện tử thu thập những dữ liệu toàn cầu về thay đổi hàng ngày trong cách tiến triển của đại dịch và cách vi rút đang thay đổi. Điều này sẽ cho phép đánh giá liên tục về đại dịch và định hướng các biện pháp can thiệp quốc gia và toàn cầu để hạn chế tác động của virút.
Chủ tịch của Oracle - Larry Ellison - cho rằng, Covid-19 là một cuộc chiến toàn cầu, nhưng các nhà nghiên cứu lại đang thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật để xử lý các chuỗi dữ liệu thô một cách nhanh chóng, an toàn và có thể được chia sẻ trên toàn cầu. Với GPAS, chúng tôi đang mang lại sức mạnh và tính bảo mật của hệ thống đám mây để cho phép bất kỳ nhà nghiên cứu nào, ở bất kỳ đâu đều có thể trở thành một phần của giải pháp. Càng nhiều dữ liệu mà các tổ chức y tế, chính phủ và học giả cung cấp, chúng ta càng có thể hiểu và hành động để vượt qua coronavirus một cách nhanh chóng hơn.
Sử dụng nền tảng này, các nhà nghiên cứu và chính phủ sẽ có thể nhanh chóng truy cập kịp thời vào các dữ liệu có liên quan mà họ đang cần để đưa ra các phân tích khoa học mới nhất và được thông báo tốt hơn về các quyết định chính sách và biện pháp an toàn liên quan đến các biến thể mới.
Hiệp hội An ninh t tế toàn cầu (GHSC), Viện Y học biến đổi Lawrence J. Ellison (Viện Ellison) và Viện Tony Blair về thay đổi toàn cầu (TBI) đã phối hợp với Oxford và Oracle để hỗ trợ phát triển nền tảng này và đưa nó đến tay các nhà nghiên cứu toàn cầu.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Đại học Công nghiệp Hà Nội đăng quang ngôi vô địch Robocon Việt Nam 2023

Lễ Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam 2023 vinh danh 65 doanh nghiệp, 7 địa phương

Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Luyện kim: Đóng góp lớn cho ngành sản xuất thiếc

Audi Việt Nam triệu hồi gần 400 xe, thuộc các dòng A6, A7, Q7, Q8

Khai thác dữ liệu số và kết nối thông minh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương hỗ trợ nâng cấp hệ thống vé điện tử cho Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Phát động Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST VIETNAM 2023

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về số lượng ứng dụng gian lận bị Apple gỡ bỏ

Viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương: Làm chủ công nghệ thành công

Mở rộng ứng dụng bay UAV vào quản lý vận hành lưới truyền tải

Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu: Những đóng góp lớn

Nghiên cứu ứng dụng giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu cho mỏ Bạch Hổ

HUFI: Đồng hành cùng sinh viên đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Ứng dụng mô hình BIM trong chuyển đổi số ngành điện: Thách thức và giải pháp

Khoa học và công nghệ mỏ, luyện kim: Bước chuyển mình mạnh mẽ

Viện Công nghiệp thực phẩm: Tập trung phát triển và chuyển giao nhiều công nghệ mới

Ký kết triển khai nền tảng kỹ thuật số giúp vận hành máy báy hiệu quả

Huawei ra mắt 6 liên minh đối tác tại Hội nghị Đối tác APAC 2023

Blackscreen.tech: Test màn hình chỉ trong vài cú nhấp chuột

Việt Nam đã xuất hiện những startup “kỳ lân” trong lĩnh vực công nghệ Blockchain

VinFast công bố định hướng mở rộng sang thị trường xe điện Đông Nam Á

Doanh nghiệp ngành Công Thương: Chuyển đổi số là vấn đề “sống còn”

Ngành Công Thương: Khoa học và công nghệ tạo đòn bẩy đưa năng suất, chất lượng bứt phá

Xây dựng khung pháp lý cho các dự án thu hồi, lưu trữ và sử dụng carbon tại Việt Nam
