Cởi trói cơ chế, đưa khoa học tiến xa hơn

Nhà nước quản lý mục tiêu, quản lý đầu ra, quản lý kết quả, hiệu quả nghiên cứu, không quản lý cách làm. Sự thông thoáng này sẽ đẩy nhanh quá trình nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học tồn tại nhiều rủi ro Miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu: Nhà khoa học nói gì?

Thay đổi tư duy quản lý

Sáng 15/4, tiếp tục phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST).

Cởi trói cơ chế: Mở lối cho nghiên cứu khoa học
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, mục đích ban hành Luật KH,CN&ĐMST nhằm tạo hành lang pháp lý để KH,CN&ĐMST đóng góp vào nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển của nhân loại.

Dự thảo Luật đã bám sát các nội dung chính sách tại Nghị quyết 118/NQ-CP ngày 3/8/2024 của Chính phủ về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2024 và đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cụ thể, chính sách 1: Đổi mới hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, quản lý nhà nước về KH,CN&ĐMST; chính sách 2: Phát triển tiềm lực KH&CN; chính sách 3: Thu hút đầu tư, tạo thuận lợi sử dụng ngân sách cho KH,CN&ĐMST; chính sách 4: Thúc đẩy hoạt động KH,CN&ĐMST trong doanh nghiệp và phát triển thị trường KH&CN; chính sách 5: Tăng cường phổ biến tri thức khoa học và công nghệ.

Để kịp thời thể chế hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 57-NQ/TW, Luật KH,CN&ĐMST đã bổ sung chính sách 6 liên quan đến hành lang pháp lý cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

Dự thảo luật được thiết kế theo nguyên tắc giảm thủ tục hành chính, tăng cường hậu kiểm, chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lý và hoạt động KH,CN&ĐMST. Thay đổi tư duy quản lý theo hướng quản lý hiệu quả, không quản lý quá trình. Thu hút nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) cho KH&CN thông qua việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, tài trợ kinh phí cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Kế thừa tối đa những nội dung của Luật KH&CN 2013 đã được triển khai có hiệu quả trong thời gian qua và phù hợp với yêu cầu phát triển KHCN&ĐMST hiện nay.

Đáng chú ý, dự thảo Luật KH,CN&ĐMST bỏ quy định về đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ đối với các tổ chức (chỉ giữ lại quy định đăng ký tổ chức khoa học và công nghệ để thành lập mới tổ chức khoa học và công nghệ).

Việc bỏ quy định này nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ, khẳng định mọi tổ chức đều có thể thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ. Đồng thời, cắt giảm thủ tục hành chính theo chủ trương chung của Đảng và Chính phủ (thay bằng quản lý trên môi trường số).

Về giao quyền tự chủ cho tổ chức nghiên cứu, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu và đánh giá hiệu quả cuối cùng của nghiên cứu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, cơ sở nghiên cứu được tự chủ, tự chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động nghiên cứu, xây dựng bộ máy, chi tiêu theo cơ chế khoán chi.

"Nhà nước quản lý mục tiêu, quản lý đầu ra, quản lý kết quả và hiệu quả nghiên cứu, không quản lý cách làm. Sự thông thoáng này sẽ đẩy nhanh quá trình nghiên cứu" - Bộ trưởng nói.

Thêm vào đó, nếu một dự án nghiên cứu không đạt được kết quả như kỳ vọng, tổ chức nghiên cứu sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường như trước và được miễn trừ trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại phát sinh cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

Mặc dù, rủi ro được chấp nhận ở từng nhiệm vụ, từng dự án cụ thể nhưng hiệu quả hoạt động vẫn được đánh giá trên tổng thể của tổ chức đó và chương trình nghiên cứu. Những tổ chức hoạt động hiệu quả sẽ được ưu tiên cấp thêm kinh phí để tiếp tục phát triển. Ngược lại, những tổ chức hoạt động kém hiệu quả sẽ bị cắt giảm nguồn lực.

Việc giao tự chủ cho tổ chức nghiên cứu, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu không có nghĩa là buông lỏng trách nhiệm, mà để tạo cơ chế linh hoạt hơn để khuyến khích đổi mới. Sự dám chấp nhận rủi ro sẽ tạo động lực cho các nhà khoa học theo đuổi những vấn đề thách thức, đưa khoa học tiến xa hơn và mang lại những đột phá quan trọng.

"Những nghiên cứu không đạt mục tiêu ban đầu mang lại bài học quý giá, giúp tránh lặp lại sai lầm trong tương lai hoặc mở ra những hướng đi mới tiềm năng. Thêm vào đó, cơ chế đánh giá hiệu quả gắn với giao kinh phí đảm bảo tài chính nghiên cứu được phân bổ một cách hợp lý và tạo động lực nâng cao chất lượng khoa học, công nghệ" - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nêu rõ.

Chính sách ưu đãi, vượt trội, đặc thù

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho hay, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành với sự cần thiết ban hành Luật KH,CN&ĐMST với các lý do đã nêu trong Tờ trình số 163/TTr-CP của Chính phủ. Đồng thời, cơ bản tán thành với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; kết cấu của dự thảo Luật tương đối đầy đủ, bao quát các nội dung quan trọng của KH,CN&ĐMST.

Cởi trói cơ chế: Mở lối cho nghiên cứu khoa học
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy

Về quy định các chính sách ưu đãi, vượt trội, đặc thù, ông Lê Quang Huy nêu, dự thảo Luật đã có quy định thể chế hóa nội dung về: Cải cách cơ chế quản lý tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ KH,CN&ĐMST và chuyển đổi số; ngân sách chi cho nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ được ưu tiên thực hiện theo cơ chế quỹ, thông qua các quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Điều 67, 68 và 69).

Bên cạnh đó, đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính (Điều 50 và quy định bỏ thủ tục đăng ký hoạt động tổ chức khoa học và công nghệ); giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ (Điều 67); có cách tiếp cận mở, vận dụng sáng tạo, cho phép thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra (Điều 19).

Đồng thời, chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo (Điều 18); hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo, ươm tạo công nghệ và chuyển đổi số (Điều 39 và khoản 1 Điều 40); giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, con người, tài chính, chuyên môn (Điều 47).

Ngoài ra, được sử dụng ngân sách nhà nước thuê chuyên gia, sử dụng tài sản hữu hình và tài sản trí tuệ để liên kết, hợp tác khoa học và công nghệ với các tổ chức, doanh nghiệp (Điều 26 và Điều 47). Cùng với đó, một số quy định ưu đãi, vượt trội, đặc thù khác đối với viên chức, thuế, nhập cảnh… đã được sửa đổi, bổ sung trong các luật chuyên ngành khác (Chương VIII).

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ hơn các chính sách ưu đãi, vượt trội, đặc thù trong Nghị quyết số 57-NQ/TW, ví dụ nghiên cứu, thể chế hóa nội dung về chấp nhận độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Dự thảo Luật KH,CN&ĐMST gồm 8 chương và 95 điều (tăng 14 điều so với Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 do bổ sung nội dung đổi mới sáng tạo và cấu trúc lại luật nên về hình thức có nhiều thay đổi so với luật hiện hành. Dự thảo luật có sửa đổi lớn đối với 26 điều, bổ sung 23 điều.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sáng nay, diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Sáng nay, diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

8h sáng nay, ngày 16/4 diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Tổng Bí thư nêu 5 định hướng phát triển, trong đó có hạ tầng năng lượng

Tổng Bí thư nêu 5 định hướng phát triển, trong đó có hạ tầng năng lượng

Tại cuộc gặp mặt kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chiến lược trao quyền, phân cấp, kiến tạo vì một Việt Nam phát triển, hội nhập
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Việt Nam - Ethiopia ưu tiên thúc đẩy hợp tác nông nghiệp, thương mại

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Việt Nam - Ethiopia ưu tiên thúc đẩy hợp tác nông nghiệp, thương mại

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Ethiopia trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, đầu tư.
Tạo nền tảng ký kết các điều ước về dẫn độ

Tạo nền tảng ký kết các điều ước về dẫn độ

Xây dựng Luật Dẫn độ nhằm hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, hiện đại; tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ.
Chủ tịch nước Lương Cường nêu 5 giải pháp lớn vun đắp mối quan hệ Việt - Trung

Chủ tịch nước Lương Cường nêu 5 giải pháp lớn vun đắp mối quan hệ Việt - Trung

Tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Lương Cường nêu 5 giải pháp nhằm vun đắp mối quan hệ Việt - Trung.

Tin cùng chuyên mục

Đặt tên cấp xã sau sắp xếp được quy định ra sao?

Đặt tên cấp xã sau sắp xếp được quy định ra sao?

Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã hình thành sau sắp xếp.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai.
Độ tuổi tham gia Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ mới

Độ tuổi tham gia Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ mới

Chỉ thị số 45-CT/TW quy định rõ độ tuổi, thời điểm xác định độ tuổi tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ mới.
Đề xuất miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm thuế đất nông nghiệp

Đề xuất miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm thuế đất nông nghiệp

Việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 sẽ không làm giảm thu do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế.
Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp phải xông pha, tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ kép

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp phải xông pha, tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ kép

Doanh nghiệp nhà nước phải xông pha hơn nữa, tiên phong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng; vừa phát triển cho chính mình, vừa phát triển cho đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt - Trung

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt - Trung

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Thực tiễn lịch sử 75 năm qua cho thấy hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt - Trung”.
Doanh nghiệp nhà nước kiên định thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Doanh nghiệp nhà nước kiên định thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Dù nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp nhà nước kiên định thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên 8% mà Chính phủ đã đề ra.
Xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp thực hiện ra sao?

Xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp thực hiện ra sao?

Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định việc sắp xếp, xử lý trụ sở, tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã cùng Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước phải mạnh hơn, xông pha hơn nữa

Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước phải mạnh hơn, xông pha hơn nữa

Thủ tướng yêu cầu mỗi tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong lúc này cần phải lớn mạnh hơn nữa, xông pha, tham gia mạnh mẽ hơn vào thực hiện 3 đột phá chiến lược
Tổ chức chính quyền địa phương cấp xã dự kiến có 4 phòng ban

Tổ chức chính quyền địa phương cấp xã dự kiến có 4 phòng ban

Phương án tổ chức chính quyền địa phương cấp xã, Chính phủ dự kiến có tối đa 4 Phòng chuyên môn tại UBND; bình quân khoảng 32 biên chế/01 cấp xã sau mở rộng.
Việt Nam - Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác trên kênh Đảng

Việt Nam - Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác trên kênh Đảng

Việt Nam-Trung Quốc thống nhất đẩy mạnh hợp tác trên kênh Đảng, nhằm tăng cường định hướng chiến lược, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ song phương.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hợp tác với Truyền hình Trung ương Trung Quốc

Học viện Báo chí và Tuyên truyền hợp tác với Truyền hình Trung ương Trung Quốc

Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản hợp tác về lý luận, giáo dục và truyền thông.
Chi tiết phương án trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Chi tiết phương án trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Phương án trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh được quy định chi tiết tại Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025.
Phê duyệt đề án sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp

Phê duyệt đề án sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại chính quyền địa phương 2 cấp.
Việt Nam - Trung Quốc thống nhất mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng, sản xuất, công nghệ cao

Việt Nam - Trung Quốc thống nhất mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng, sản xuất, công nghệ cao

Việt Nam - Trung Quốc thống nhất mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng, sản xuất, công nghệ cao (5G, AI, IoT, bán dẫn), phát triển xanh và chuyển giao công nghệ...
Phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện sáp nhập

Phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện sáp nhập

Kết luận 150-KL/TW của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Trung Quốc kiên định cùng Việt Nam gìn giữ tình hữu nghị, hiện thực hóa mục tiêu

Trung Quốc kiên định cùng Việt Nam gìn giữ tình hữu nghị, hiện thực hóa mục tiêu '6 hơn'

Trên cơ sở khởi điểm lịch sử mới, Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam kiên định gìn giữ tình hữu nghị ban đầu, tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu “6 hơn”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Thủ tướng: Đề án phát triển kinh tế tư nhân cần đột phá, truyền cảm hứng hơn nữa

Thủ tướng: Đề án phát triển kinh tế tư nhân cần đột phá, truyền cảm hứng hơn nữa

Yêu cầu đặt ra với phát triển kinh tế tư nhân cần mang tính phấn đấu cao hơn nữa, tạo áp lực, tạo động lực, truyền cảm hứng và nỗ lực, quyết tâm thực hiện.
Mobile VerionPhiên bản di động