Thứ sáu 08/11/2024 14:30

Hậu Covid-19: Lo ngại nợ xấu tăng cao, xử lý khó khăn

Do tác động của dịch Covid-19 dẫn đến việc doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng nên nợ xấu thời gian tới sẽ tăng lên và ngành ngân hàng cần có giải pháp ứng phó với tình hình nợ xấu hậu Covid-19.

Đó là thông tin được các chuyên gia nhận định tại diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng 2020 (Vietnam Banking Forum 2020) với chủ đề “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách”, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức sáng 30/9, tại Hà Nội.

Nợ xấu sẽ tăng do Covid-19

Đánh giá về tác động của đại dịch Covid-19 tới hệ thống ngân hàng, ông Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc NHNN cho hay: Sự bùng phát của Covid-19 trong các tháng đầu năm sẽ ảnh hưởng và tác động không nhỏ tới an toàn hoạt động ngân hàng cũng như kết quả cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu toàn ngành ngân hàng giai đoạn 2016-2020.

Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp hiệu quả hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ để vượt qua khó khăn theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN. "Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh dẫn đến việc doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng nên nợ xấu thời gian tới sẽ tăng lên và ngành ngân hàng cần có giải pháp ứng phó với tình hình nợ xấu hậu Covid-19", Phó Thống đốc NHNN nói.

Ông Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc NHNN phát biểu tại Diễn đàn

Tại diễn đàn, lãnh đạo NHNN cũng cho biết, tỷ lệ nợ xấu đã có dấu hiệu nhích tăng trước tác động của Covid-19. Cuối năm 2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 1,63% và đến 31/8/2020 là 1,96%. Trong khi đó, Nghị quyết 42 chỉ mang tính chất thí điểm, có hiệu lực 5 năm kể từ ngày 15/8/2017. Do đó, sau thời điểm Nghị quyết 42 hết hiệu lực, nếu không có văn bản thay thế thì có thể làm quá trình xử lý TSBĐ bị kéo dài, các nhà đầu tư mua, bán nợ xấu nghi ngại về khả năng xử lý các khoản nợ đã mua để thu hồi vốn.

Chia sẻ về những diễn biến tác động đến vấn đề xử lý nợ xấu hậu Covid-19, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV đưa ra 5 tác động chính: Thứ nhất, là tăng trưởng tín dụng thấp (tính đến 15-9-2020: tín dụng tăng khoảng 4,81%). Thứ hai, chất lượng tài sản xấu đi, nợ xấu tăng, nợ xấu nội bảng có thể lên đến 3% cuối năm 2020 và 4% trong năm 2021. Thứ ba, lợi nhuận giảm có thể từ 20-25% năm 2020. Thứ tư, ngân hàng số và thanh toán không tiền mặt tăng nhanh (trong 6 tháng đầu năm 2020: mobile banking tăng trưởng 180%). Thứ năm, hành vi, nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của khách hàng thay đổi, cần thiết kế sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

Bên cạnh đó, ông Lực cũng nêu ra các tác động khác có thể kể đến như: Thay đổi hạn mức tín dụng, mô hình lượng hóa rủi ro; thay đổi kênh phân phối (kênh số/điện tử tăng nhanh); hoạt động kinh doanh có thể bị gián đoạn nếu không có phương án dự phòng; thị trường chứng khoán biến động, giá cổ phiếu ngân hàng giảm; các loại rủi ro tăng…

Đề xuất sửa đổi Nghị quyết 42, giải quyết dứt điểm nợ xấu

Theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, sau một thời gian triển khai Nghị quyết 42 đã tạo ra nhiều dấu ấn và chuyển biến tích cực trong xử lý nợ xấu. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc về cơ chế cần được tháo gỡ dứt điểm.

Thông tin tại Diễn đàn, đại diện Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng- NHNN cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã giảm dần qua các năm và xuống dưới 2%. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu nội bảng cuối năm 2016 là 2,46%, cuối năm 2017 là 1,99%, cuối năm 2018 1,91% và đến cuối năm 2019 giả xuống còn 1,63%. Số nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 tính đến cuối tháng 7/2020 đạt 6,92 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 3,94 nghìn tỷ đồng/tháng được xử lý năm 2012-2017.

Nghị quyết 42 đã hỗ trợ các tổ chức tín dụng (TCTD) xử lý nợ xấu đạt kết quả cao hơn. Kết quả nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 bằng hình thức khách hàng trả nợ tăng mạnh, phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện. Khách hàng chủ động và hợp tác hơn trong việc trả nợ TCTD.

Theo số liệu của NHNN, số khách hàng trả nợ chiếm 40,8% xử lý nợ xấu nội bảng, cao hơn nhiều giai đoan 2012-2017. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Nghị quyết 42 đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.

Các chuyên gia thảo luận về xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng

Đánh giá về kết quả đạt được sau một thời gian triển khai trên thực tế, ông Nguyễn Kim Anh cho biết, các giải pháp đồng bộ tại Nghị quyết số 42 và Quyết định số 1058 đã tạo ra những dấu ấn rõ nét và chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD, thể hiện định hướng, chính sách đúng đắn của Quốc hội và Chính phủ, tạo niềm tin với hệ thống các TCTD nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Phó Thống đốc chỉ ra 6 chuyển biến tích cực bao gồm: Các TCTD đã không ngừng nỗ lực triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xừ lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 để phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra. Sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD được giữ vững, các TCTD đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật. Chất lượng tín dụng của các TCTD được cải thiện, tỷ lệ nội bảng được kiểm soát dưới mức 2%. Quy mô tài chính, năng lực quản trị, tính minh bạch trong hoạt động của các TCTD được nâng cao, mở rộng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, cổ đông/nhóm cổ độnglớn, thao túng, chi phối ngân hàng về cơ bản được kiểm soát, xử lý. Công tác thanh tra, giám sát được tăng cường, nâng cao kỷ cương, kỷ luật trên thị trường tiền tệ và lĩnh vực ngân hàng, góp phần ổn định, đảm bảo an ninh tài chính - tiền tệ.

Thời gian tới, để đảm bảo công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 và công tác cơ cấu lại theo Quyết định 1058 được triển khai có hiệu quả trên thực tế, đồng thời các TCTD tiếp tục pháp huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan đề xuất chính phủ các giải pháp để giải quyết dứt điểm những khó khăn vướng mắc về cơ chế cũng như trong thực tế áp dụng Nghị quyết 42.

Để triển khai thành công các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu, đạt được các mục tiêu đề ra, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động của các TCTD cũng như hoạt động tiền tệ, ngân hàng, ngoài sự hỗ trợ của NHNN và các TCTD, VAMC, cần có sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành chính quyền địa phương, sự chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tăng cường hơn nữa vai trò và sự đóng góp của ngành ngân hàng đối với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.Đồng thời, xem xét, nghiên cứu việc luật hóa xử lý nợ xấu nhằm quy định cụ thể về việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, nâng cao vai trò, năng lực của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) và tạo động lực cho các TCTD xử lý nợ xấu đạt hiệu quả; xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2021-2025 tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính và quản trị điều hành của các TCTD, hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý hiệu quả nợ xấu của nền kinh tế.

Ngày 21/6/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42). Đây là Nghị quyết có giá trị pháp lý rất quan trọng khi mà lần đầu tiên, các vấn đề vướng mắc về pháp lý của ngành ngân hàng liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo các khoản nợ của TCTD đã kéo dài nhiều năm qua được giải quyết trong một Nghị quyết của Quốc hội, tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất nhằm đảm bảo quyền của chủ nợ trong xử lý nợ xấu.

Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 (Đề án 1058)

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Nợ xấu

Tin cùng chuyên mục

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank... được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng