Thứ sáu 15/11/2024 23:15

Hấp dẫn chợ phiên vùng cao Y Tý

Chợ phiên Y Tý được mở vào thứ 7 hằng tuần đã trở thành điểm đến hấp dẫn khám phá, trải nghiệm hình ảnh thu nhỏ sinh hoạt văn hóa, đất và người vùng cao Y Tý.

Địa danh Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) từ khi nào đã trở lên nổi tiếng, gần gũi, thân thương đối với du khách với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ, hoang sơ, nét văn hóa truyền thống nguyên sơ, dân dã và đặc biệt chợ phiên Y Tý được mở vào thứ 7 hằng tuần đã trở thành điểm đến hấp dẫn khám phá, tìm hiểu trải nghiệm hình ảnh thu nhỏ đời sống - sản xuất, sinh hoạt văn hóa- tinh thần, vẻ đẹp đất và người vùng cao Y Tý.

Một góc chợ phiên Y Tý

Theo tiếng sáo Mông gọi bạn, bước chân cô gái Hà Nhì trong trang phục rực rỡ sắc màu tung tăng đến chợ thực sự ấn tượng sâu đậm về phiên chợ vùng cao, vùng biên giới Bát Xát, Lào Cai.

Các cô, các bà đến chợ từ rất sớm

Chợ Y Tý nằm ngay trung tâm xã, chợ thường được họp vào ngày thứ 7 hàng tuần. Vào mùa hè thời tiết mát mẻ thì chợ họp sớm, từ 6 giờ đến 7 giờ sáng đã rất đông người, nhưng vào các mùa khác trong năm thì thường sau 8 giờ sáng mọi người mới ra chợ. Đa số các du khách bị thu hút bởi không gian bán hàng nông sản của các chị, các cô, các bà Hà Nhì với những mặt hàng tương đối phong phú từ những mớ rau, hạt đỗ, quả ớt, củ gừng đều được người dân bày bán theo cách truyền thống. Bà Ly Lò Bớ một người dân thôn Lao Chải, xã Y Tý cho hay: Vì mỗi tuần chợ chỉ họp 1 lần nên bà phải chuẩn bị cẩn thận, các loại đồ khô như: lạc, đỗ, gừng, ớt... đều được chuẩn bị từ chiều hôm trước còn các loại rau xanh thì phải dậy từ 5 giờ sáng để hái và mang ra chợ. Đa số lượng rau xanh của bà Bớ và những người khác đều được bán hết, khách mua hàng đều rất thích các loại rau sạch được bày bán tại chợ.

Hoạt động trao đổi, mua bán diễn ra tấp nập

Đối với người dân vùng cao Bát Xát đi chợ không chỉ là mua và bán mà còn là để chơi. Chơi ở đây có nghĩa là để găp gỡ những người bạn để hỏi thăm, trao đổi, chia sẻ tình cảm trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày; chia sẻ kinh nghiệm trong lao động sản xuất, nên các anh, các chị đến từ Mường Hum, Dền Thàng, Dền Sáng... đều chọn những bộ trang phục đẹp nhất, mới nhất để đi “chơi chợ”.

Một số mặt hàng được bày bán tại chợ Y Tý

Chị Lê Kim Anh đến từ TP. Hà Nội chia sẻ với chúng tôi: “Đây là lần đầu tiên tôi đến Y Tý và được đi chợ phiên cùng với bà con dân bản. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi cho bầu không khí trong lành, làm cho con người cảm thấy thư thái, gần gũi với thiên nhiên. Trái ngược với cuộc sống hối hả, vội vã chốn thành thị, ở đây thời gian dường như trôi chậm hơn, mọi người như xích lại gần nhau hơn, thân thiện hơn. Đặc biệt là chợ phiên ở đây vẫn còn giữ được những nét bản sắc rất riêng mà không nơi nào có được. Tôi và những người bạn đồng hành đều rất thích thú với những sản vật của địa phương, nói thật lên đến đây chỉ cần được “hít hà” bầu không khí trong lành đã cảm thấy chuyến đi này có giá trị.

Các du khách bị thu hút bởi những sản vật địa phương

Trước đây do đường giao thông còn khó khăn chợ phiên Y Tý chủ yếu chỉ bày bán những mặt hàng nông sản của địa phương và một số mặt hàng tiêu dùng cần thiết, những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các tuyến đường nối từ trung tâm huyện Bát Xát đến xã Y Tý đã được mở rộng, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho Y Tý phát triển du lịch. Đi cùng với đó là các mặt hàng xuất hiện tại chợ phiên Y Tý ngày một phong phú hơn, đa dạng hơn, người dân có nhiều sự lựa chọn hơn. Điều đó cũng có nghĩa là không gian chợ dành cho người bản địa sẽ ít nhiều bị thu hẹp lại, khó tránh khỏi việc bị mai một bản sắc.

Trao đổi với chúng tôi ông Tô Văn Thanh - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Bát Xát - cho biết: “Chúng tôi đã sớm có quy hoạch khu vực trung tâm xã Y Tý. Trong quy hoạch, chợ Y Tý sẽ được nâng cấp và mở rộng để đồng thời đảm bảo hai nhiệm vụ vừa là nơi giao thương hàng hóa thúc đẩy kinh tế phát triển vừa tạo không gian lưu giữ nét văn hóa của chợ truyền thống, nhất là bản sắc của người Hà Nhì. Để chợ Y Tý là một trong những hình thức biểu hiện của việc lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của người Hà Nhì Y Tý và đồng bào các dân tộc của địa phương”.

Đến chợ có khi chỉ là để chuyện trò, thăm hỏi

Tạm Biệt Y Tý, Tạm biệt chợ phiên vùng cao với những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo, gần gũi, mộc mạc, tin tưởng với cách làm mới đúng đắn, phù hợp gắn bảo tồn văn hóa chợ với du lịch, chợ phiên Y Tý sẽ mãi tồn tại, lưu giữ được những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, biên cương Bát Xát, thực sự trở thành điểm đến của du khách./.

Phạm Thúy
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia