Chủ nhật 29/12/2024 00:07

Hàng Trung Quốc “đánh chiếm” thị trường Việt: Vì đâu nên nỗi?

Theo nhận định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nếu hàng hóa một nước chiếm quá 10 - 11% thị phần của nước khác thì còn có nguy cơ bị nước đó kiện về việc làm lũng đoạn thị trường hoặc chiếm lĩnh thị phần quá lớn.

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc không ngừng tăng theo từng năm

Tốc độ nhập siêu tăng mạnh

Báo cáo của CIEM đánh giá, Việt Nam chưa cải thiện được nhiều về xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng lại gia tăng mạnh về nhập khẩu từ quốc gia này. Nói cách khác, Việt Nam đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong giai đoạn 2000 - 2013, tỉ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ dao động trong khoảng trên dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng tỉ trọng nhập khẩu đã tăng từ 10% lên mức 28% trong cùng thời gian.

Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, CIEM cho hay, trong năm 2013 Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 13 tỷ USD và nhập khẩu trở lại gấp gần 3 lần với con số 37 tỷ USD, sự chênh lệch này được dự tính sẽ lớn hơn trong tương lai. Năm 2013, tỉ trọng nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc lần lượt là 10,2% và 28%.

Năm 2014, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 43,7 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2013. Trong khi đó, xuất khẩu sang Trung Quốc ước tính đạt 14,8 tỷ USD, tăng 11,8%. Nhập siêu cả năm từ Trung Quốc ước tính đạt 28,9 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm trước. Trên thực tế, từ năm 2001 Việt Nam bắt đầu nhập siêu từ Trung Quốc với quy mô không ngừng tăng qua các năm với tốc độ chóng mặt, từ xấp xỉ 200 triệu USD năm 2001 lên 23,7 tỷ USD năm 2013 và năm 2014 là 28,9 tỷ USD.

CIEM lưu ý, tổng nhập siêu của Việt Nam, sau khi đạt đỉnh 18 tỷ USD vào năm 2008, bắt đầu xu thế giảm xuống từ năm 2009 đến nay, thậm chí năm 2012 và 2013 Việt Nam còn chuyển sang xuất siêu. Trong khi đó, chỉ riêng nhập siêu từ Trung Quốc không những không giảm mà vẫn tiếp tục tăng mạnh. Theo các số liệu từ Hải quan Việt Nam, trong năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 36,95 tỷ USD từ Trung Quốc, tương đương 28% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 13,3 tỷ USD sang Trung Quốc – tương đương 10% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, theo nhận định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nếu hàng hóa một nước chiếm quá 10 - 11% thị phần của nước khác thì còn có nguy cơ bị nước đó kiện về việc làm lũng đoạn thị trường hoặc chiếm lĩnh thị phần quá lớn.

Hàng hóa Trung Quốc len lỏi khắp các ngóc ngách đời sống kinh tế của người dân.

Người Việt ham rẻ hay hàng Việt không đủ sức cạnh tranh?

Theo phân tích của CIEM, nguyên nhân của tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc gia tăng mạnh xuất phát một phần từ việc hàng Trung Quốc (từ máy móc thiết bị đến nguyên phụ liệu hay hàng tiêu dùng), hầu hết đều có giá rất rẻ do chi phí nhân công của Trung Quốc thuộc vào loại thấp nhất thế giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách hỗ trợ xuất khẩu dưới nhiều hình thức khác nhau.

Với giá rẻ, mẫu mã và chủng loại phong phú, đa dạng, hàng tiêu dùng Trung Quốc được nhiều người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt người thu nhập thấp chấp nhận.

Nguyên phụ liệu từ Trung Quốc được nhập khẩu nhiều cũng do giá rẻ, nhất là khi Việt Nam chưa có ngành công nghiệp phụ trợ đủ mạnh để cung cấp nguyên phụ liệu cho các ngành gia công xuất khẩu. Máy móc thiết bị giá rẻ của Trung Quốc được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa do khả năng tài chính hạn chế của họ.

Nguyên nhân thứ hai là khả năng cạnh tranh kém của hàng Việt Nam. Xét cả về giá cả và chất lượng, nhiều sản phẩm của Việt Nam khó thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, hầu hết hàng Việt Nam chưa có tên tuổi và thương hiệu trên thị trường quốc tế, nên lại càng khó cạnh tranh.

Thứ ba, trong cơ cấu sản phẩm trong thương mại Việt - Trung, Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc khoáng sản, nông lâm thủy sản (chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc). Đây là các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, giá cả lại bấp bênh và thường có xu hướng giảm, giá so sánh tương đối thấp so với các sản phẩm chế biến - chế tạo. Trong khi đó, các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hóa chất, sản phẩm chế tác cơ bản, máy móc thiết bị, chiếm trên 80% tổng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Một lý do nữa là Việt Nam hầu như không có hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc, từ yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sử dụng đối với máy móc, thiết bị, đồ gia dụng. Do đó, hàng hóa của Trung Quốc bất kể chất lượng, phẩm cấp thế nào vẫn có thể nhập khẩu dễ dàng vào Việt Nam. Trong khi đó, ngoài hàng rào kỹ thuật, Trung Quốc còn yêu cầu hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc buộc phải qua một số cửa khẩu do Trung Quốc chỉ định để dễ kiểm soát (như hải sản chỉ được đi qua Móng Cái; cao su chỉ được đi qua Móng Cái, Lục Lâm; hoa quả tươi chỉ được qua Lào Cai, Lạng Sơn).

Theo Dân trí

Tin cùng chuyên mục

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ