Thứ sáu 22/11/2024 16:56

Hàn Quốc muốn tham gia vào Hiệp định CPTPP

Hàn Quốc sẽ bắt đầu tiến trình nộp hồ sơ xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương để không bị bỏ lại phía sau trong một hiệp ước kinh tế quan trọng của khu vực.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cho biết ngày 13/12 rằng, Chính phủ nước này sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận với nhiều bên để chuẩn bị xin gia nhập CPTPP.

“Chúng tôi không thể giữ các cuộc đàm phán trong nội bộ chính phủ nữa, vì trật tự kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi nhanh chóng”, ông Hong nhấn mạnh. Ông cũng cho biết, Hàn Quốc cần phải định vị là một quốc gia thương mại mở, đồng thời xem xét chiến lược để mở rộng thương mại và đầu tư.

Nhận định này của ông Hong được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và Đài Loan đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP. Đồng thời, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới và có sự tham gia của nhiều quốc gia trong khu vực sẽ chính thức có hiệu lực vào năm 2022.

Ông Hong cho biết, Chính phủ Hàn Quốc hiện sẽ khởi động các cuộc thảo luận công khai về tư cách thành viên CPTPP bởi lẽ, nước này đã thiết lập các quy định trong nước liên quan đến hiệp định như trợ cấp cho ngành đánh bắt cá và quy tắc về thương mại kỹ thuật số, các công ty nhà nước hay vấn đề kiểm dịch vệ sinh.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phụ trách các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc - ông Kwon Chil-seung - nói với Financial Times trong một cuộc phỏng vấn rằng, những lo lắng bên trong Chính phủ Hàn Quốc liên quan đến việc gia nhập CPTPP cho đến nay đã được giải quyết.

“Bộ Doanh nghiệp SME và Bộ Nông nghiệp cho đến nay vốn đã khá thận trọng, tuy nhiên đã có kết luận được đưa ra nội bộ tại cuộc họp của chính phủ về việc gia nhập CPTPP. Quá trình này có thể bị trì hoãn, tuy nhiên quyết định nói chung đã được chốt”, ông Chil-seung chia sẻ.

Quan chức Bộ Thương mại Hàn Quốc cho hay quyết định liên quan đến việc khi nào sẽ nộp hồ sơ xin gia nhập cho đến nay chưa được công bố cụ thể.

Hiệp định CPTPP được ký kết vào năm 2018 để thay thế cho Hiệp định TPP được đàm phán từ trước đó dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và nó được tính toán nhằm ngăn ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Bắc Kinh trong khu vực.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi CPTPP vào năm 2017 khi ông lên làm Tổng thống. TPP sau đó phát triển thành CPTPP, hiệp định này được ký kết năm sau đó tuy nhiên không có Mỹ.

Hàn Quốc cho đến nay vốn ngại ngần gia nhập các hiệp định thương mại, một phần bởi ngại gây tổn hại đến mối quan hệ với Bắc Kinh.

Cho đến nay, các bộ trưởng tại Hàn Quốc khá ngại ngần trong việc đưa ra thay đổi quá lớn liên quan đến chính sách nội địa trước thềm cuộc bầu cử Tổng thổng vào tháng 3/2021. Những người Hàn Quốc làm việc trong các ngành nông nghiệp, thủy hải sản và doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến nay đã thể hiện quan điểm phản đối gia nhập CPTPP bởi sợ hãi với sự cạnh tranh khốc liệt từ doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên chính bản thân Trung Quốc cũng đã nộp hồ sơ gia nhập CPTPP vào tháng 9/2021, chỉ một ngày sau khi Mỹ, Anh và Australia thông báo về liên minh quân sự mới nhằm kiềm chế sức ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực, Đài Loan trong vòng chưa đầy 1 tuần sau đó cũng nộp hồ sơ vào CPTPP.

“Quá trình này dường như vẫn còn nhiều diễn biến để chờ đợi bởi chính phủ ngại ngần chấp nhận rủi ro trong quá trình mở cửa thị trường, cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc chỉ còn 3 tháng nữa sẽ diễn ra”, chuyên gia thương mại tại đại học Inha - ông Cheong Inkyo nhấn mạnh. Tuy nhiên cũng theo ông Inkyo, tình thế khẩn cấp đã tăng lên khi Trung Quốc và nhiều nước khác đã nộp hồ sơ gia nhập.

Theo nghiên cứu chính sách công bố năm 2019 bởi Viện Kinh tế quốc tế Peterson, Hàn Quốc sẽ có thêm 86 tỷ USD mỗi năm nếu gia nhập CPTPP.

Giáo sư chuyên nghiên cứu về thương mại Hàn Quốc tại Đại học Ewha Womans, ông Choi Byung-il, nhận xét: “Hàn Quốc không thể theo dõi thương mại chuyển hướng sang các nước khác và bị loại bỏ khỏi các chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Một thách thức tiềm tàng của Hàn Quốc chính là mối quan hệ với Nhật. Hai nước này đã từng tham gia vào tranh chấp tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bởi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mà Tokyo áp dụng với các sản phẩm bán dẫn Hàn Quốc trong năm 2019 khi Nhật và Hàn Quốc đối đầu về việc giải quyết một số vấn đề từ thời chiến tranh trước đây.

Quan điểm của phía Hàn Quốc với các hiệp định thương mại đã thay đổi đáng kể trong thời gian gần đây. Hàn Quốc hiện đang trong quá trình phê chuẩn gia nhập RCEP, một hiệp định khu vực dẫn đầu bởi Trung Quốc và 15 nền kinh tế châu Á.

Thu Thủy
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định CPTPP

Tin cùng chuyên mục

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Điện Kremlin cảnh báo xung đột 'leo thang' sau vụ phóng tên lửa Storm Shadow từ Ukraine

Toàn cảnh thế giới 21/11: Ukraine sử dụng vũ khí 'hết hạn'?; Hamas từ chối trao đổi con tin với Israel

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/11: Nga tung chiêu ‘lạ’, Ukraine quyết giành lại Kupyansk

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Chiến sự Nga - Ukraine: Hệ lụy nào sau việc Ukraine tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/11: Nga vây ráp lính Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Ukraine 'phá vỡ lằn ranh đỏ' bằng đòn tấn công tên lửa Storm Shadow vào đất Nga

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/11/2024: Tạp chí Pháp nói về tiềm năng vũ khí hạt nhân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

Bloomberg nói khả năng đàm phán sớm về Ukraine; Economist dự đoán thời điểm kết thúc xung đột