Thứ tư 13/11/2024 18:27

Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam

Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 39% tổng xuất khẩu mực, bạch tuộc của nước ta đi các thị trường.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 3 năm trở lại đây, nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc từ Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng khá ổn định.

Năm 2017, giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Hàn Quốc đạt trên 218 triệu USD, tăng 32% so với năm 2016. Tính tới tháng 10 năm nay, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn tăng 18,2% đạt gần 211 triệu USD.

10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc chỉ giảm nhẹ 3% trong tháng 7, xuất khẩu trong các tháng còn lại đều tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một kết quả tốt trong bối cảnh xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU sụt giảm do "thẻ vàng IUU". Hiện tại, với mức thuế xuất khẩu sang Hàn Quốc là 0% đối với các sản phẩm bạch tuộc tươi/sống và đông lạnh (HS030751 và HS030759), Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu 2 sản phẩm này sang Hàn Quốc. Vì vậy nếu có nguồn cung tốt, Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng thị phần.

Bạch tuộc tươi/đông lạnh là sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất trong cơ cấu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc, sản phẩm chiếm ưu thế thứ 2 là mực khô, sản phẩm thứ 3 được xuất khẩu nhiều sang Hàn Quốc là mực tươi/đông lạnh.

Được biết trong 10 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc nhập khẩu mực, bạch tuộc từ 9 nguồn cung. Sau khi sụt giảm mạnh trong năm 2017, nhập khẩu mực, bạch tuộc vào Hàn Quốc tính tới tháng 10 năm nay đã tăng 26% so với cùng kỳ năm 2017 đạt trên 321 triệu USD. Đây có thể được coi là tín hiệu tốt cho các nhà cung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường Hàn Quốc.

Trung Quốc là nguồn cung lớn nhất mặt hàng này cho Hàn Quốc (chiếm thị phần 55%), tiếp đó Peru (chiếm 29%), Việt Nam đứng thứ 3 chiếm 11%. Hàn Quốc tăng nhập khẩu từ tất cả các nguồn cung chính trong đó nhập khẩu từ Peru tăng mạnh nhất 51%.

Theo Nhịp sống Kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh