Thứ tư 27/11/2024 03:22

Hải Phòng: Xây dựng tuyến đê biển Nam Đình Vũ trị giá hơn 2.200 tỷ đồng

Tuyến đê biển Nam Đình Vũ có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng, chống lụt bão, nước biển dâng, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho người dân và doanh nghiệp.

Chiều 17/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đê biển Nam Đình Vũ dài hơn 12,7 km tại Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. Đây là địa bàn trọng điểm của Hải Phòng về phát triển Khu công nghiệp, phát triển Logistic cảng biển khu vực Đình Vũ - Cát Hải với hệ thống Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh...

Tuyến đê biển Nam Đình Vũ hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện để mở mang thêm khoảng 2.000 ha đất lấn biển cho khu công nghiệp phía Nam bán đảo Đình Vũ, góp phần mở rộng Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo việc làm cho hơn 100.000 lao động, đảm bảo an toàn cho toàn bộ bờ biển phía Nam của Bán đảo Đình Vũ.

Phối cảnh tuyến đê biển Nam Đình Vũ (TP Hải Phòng) sau khi hoàn thành

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đê biển Nam Đình Vũ dài hơn 12 km. Điểm đầu tuyến đê giáp với tuyến kè cảng Nam Đình Vũ đến điểm giao với nút giao đường Tân Vũ - Lạch Huyện (trên địa bàn phường Đông Hải 2, phường Tràng Cát, quận Hải An TP Hải Phòng, là công trình đê biển cấp IV. Tuyến đê biển có kết cấu dạng mái nghiêng, thân đê đắp bằng cát và đất theo công nghệ đê mềm bằng ống địa kỹ thuật Geotube, chân kè và mái đê phía biển gia cố bằng đá phủ và cấu kiện bê tông đúc sẵn, mái đê phía khu công nghiệp gia cố bằng cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn và bố trí kênh tiêu tại chân mái, mặt đê gia cố bằng bê tông rộng 5,0 m. Hệ thống đê biển có 3 cống hộp tiêu thoát nước.

Dự án có tổng mức đầu tư 2.284.038 triệu đồng. Trong đó, ngân sách TƯ, ngân sách TP Hải Phòng cấp 60% vốn đầu tư. Ba doanh nghiệp gồm các Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Đỏ, Công ty Cổ phần khu công nghiệp Hải Phòng và Công ty Cổ phần công nghiệp Hồng Đức đóng góp 40% kinh phí xây dựng tuyến đê biển. Dự án do BQL Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và khu kinh tế khu công nghiệp làm chủ đầu tư. Thời gian thi công từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2025.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển