Thứ sáu 08/11/2024 03:35

Hải Phòng: Gần 200 doanh nghiệp tham gia tập huấn chứng nhận xuất xứ hàng hóa vào thị trường ASEAN

Ngày 15/9, Sở Công Thương TP. Hải Phòng phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Lớp tập huấn chứng nhận xuất xứ hàng hóa vào thị trường ASEAN.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và đẩy mạnh hoạt động tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN, Sở Công Thương TP. Hải Phòng đã phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức “Lớp tập huấn chứng nhận xuất xứ hàng hóa vào thị trường ASEAN”. Tham dự tập huấn có gần 200 đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩuvà các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Theo Sở Công Thương TP. Hải Phòng, thời gian qua, quá trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng của Việt Nam đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Đó là sự tham gia của Việt Nam tại các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đến nay, 15 Hiệp định đã có hiệu lực, 01 Hiệp định đã chính thức ký kết chờ hiệu lực và 03 Hiệp định đang trong quá trình đàm phán, nền kinh tế vĩ mô phát triển vững chắc, ổn định.

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Sở Công Thương TP. Hải Phòng phát biểu khai mạc lớp tập huấn. (Ảnh: Haiphong.gov.vn)

Phát biểu tại khai mạc lớp tập huấn, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hải Phòng cho biết, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) là Hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối. Trong đó, Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện ATIGA từ năm 1996. Về cách thức chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ATIGA hiện được thực hiện theo hai cơ chế, đó là cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ.

Việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thương nhân tự thực hiện khai báo xuất xứ của hàng hóa thay cho việc tổ chức có thẩm quyền thực hiện cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Điều này cũng giúp cho doanh nghiệp nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế. Đồng thời, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, chủ động thời gian so với cơ chế truyền thống đề nghị tổ chức có thẩm quyền cấp C/O. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được các quốc gia phát triển trên thế giới áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây.

“Để song hành cùng các hiệp hội và doanh nghiệp thành phố trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tận dụng tốt những ưu đãi do các Hiệp định thương mại đem lại. Thời gian tới, Sở Công Thương dự kiến sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức các khóa đào tạo, cấp chứng chỉ cho doanh nghiệp về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa để đáp ứng điều kiện quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hiện nay”, Giám đốc Sở Công Thương TP. Hải Phòng cho biết thêm.

Quang cảnh Lớp tập huấn chứng nhận xuất xứ hàng hóa vào thị trường ASEAN. (Ảnh: Haiphong.gov.vn)

Tại buổi tập huấn, đại diện các doanh nghiệp được tiếp cận các nội dung liên quan đến Quy tắc xuất xứ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN và Hướng dẫn triển khai C/O điện tử trong VKFTA, AKFTA do các chuyên gia đến từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) hỗ trợ, hướng dẫn. Trong khuôn khổ lớp tập huấn, các đại biểu và diễn giả cùng trao đổi, thảo luận những vấn đề liên quan trong quá trình khai báo và làm thủ tục…

Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2023, một số chỉ tiêu cơ bản về lĩnh vực công thương của thành phố Hải Phòng đã đạt được những kết quả nhất định. Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 20,97 tỷ USD, tăng 2,77% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 67,63% kế hoạch năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 19,33 tỷ USD, giảm 2,04% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 64,45% kế hoạch năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 144.518,2 tỷ đồng, đạt 73,78% kế hoạch năm. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 12,7% so với năm 2022.

Chính vì vậy, việc Sở Công Thương TP. Hải Phòng phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức lớp tập huấn, đã hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp hiểu rõ và vận dụng những ưu đãi do các Hiệp định thương mại đem lại trong giai đoạn hiện nay. Đây là việc hết sức cần thiết, thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Hải Phòng.

Lâm Tiến Cường

Tin cùng chuyên mục

Cầu ở Hà Giang bất ngờ đổ sập trong lúc đang thi công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chi tiết lịch cắt điện từ ngày 7/11 đến ngày 9/11

Bắc Ninh: Số doanh nghiệp thành lập mới và ‘hồi sinh’ tăng mạnh

Nam Định: Chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 29 dự án FDI

Đường Trường Sơn Đông đoạn qua tỉnh Kon Tum sạt lở gây ách tắc giao thông

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng dạy và học ở Quảng Ninh

Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng

Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Thái Nguyên: Sau sáp nhập, xuất hiện hàng loạt tên xã, phường, thị trấn mới