Thứ hai 25/11/2024 19:56

Hải Phòng: Cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán

Sở Công Thương TP. Hải Phòng vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương về công tác chuẩn bị Tết và triển khai Chỉ thị của Bộ Công Thương trên địa bàn thành phố.

Hàng hóa phục vụ dịp Tết khá đa dạng

Theo Sở Công Thương, thị trường hàng hóa trên địa bàn TP. Hải Phòng dịp cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 dự báo sẽ không biến động lớn. Mùa đông năm nay, điều kiện thời tiết thuận lợi, không xuất hiện dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Hàng hóa phục vụ dịp Tết khá dồi dào.

Giá cả các loại hàng hóa thiết yếu như bánh kẹo, mứt, nước giải khát, dầu ăn, nước mắm, gạo… cơ bản ổn định.

Nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn thành phố, các doanh nghiệp đã chủ động xây dựng nguồn cung các mặt hàng thiết yếu dựa trên nhu cầu tiêu thụ hàng năm và sức mua hiện tại. Hệ thống siêu thị, các doanh nghiệp đầu mối phân phối các mặt hàng thiết yếu đều có kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng trung bình 5 - 10% so với cùng kỳ; riêng siêu thị Aeon Hải Phòng Lê Chân có kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng 20% so với cùng kỳ.

Hệ thống các siêu thị cũng triển khai nhiều chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán 2024. Đơn cử, Siêu thị Co.opmart Hải Phòng triển khai chương trình Tết kéo dài liên tục trong 59 ngày (từ ngày 13/12/2023 đến ngày 09/02/2024) với chủ đề “Đến Co.op chờ Tết về” với hoạt động giảm giá trực tiếp từ 50% cho hơn 10.000 sản phẩm Tết; Siêu thị MM Mega Market Hồng Bàng triển khai các chương trình khuyến mại 2 tuần 01 lần với việc thực hiện giảm giá sản phẩm, hàng khuyến mại đính kèm, tích điểm…; Siêu thị Go! Hải Phòng thực hiện các chương trình khuyến mại từ ngày 14/12/2023 đến ngày 09/02/2024 với việc giảm giá từ 20 - 49% áp dụng với các sản phẩm bánh kẹo, mứt Tết và các sản phẩm thiết yếu khác…

Giá cả các loại hàng hóa thiết yếu như bánh kẹo, mứt, nước giải khát, dầu ăn, nước mắm, gạo… cơ bản ổn định. Các mặt hàng tươi sống như: Thịt lợn, thịt gia cầm, hủy hải sản, rau, củ, trứng gia cầm, gia vị, dầu ăn.... đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố.

Tại các chợ truyền thống, quầy bán lẻ, nhóm hàng thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hoa quả tươi, rau xanh những ngày giáp Tết tăng khoảng 10 - 20% so với ngày thường.

Trong khi đó, tại các siêu thị, siêu thị mini, nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn được triển khai để thu hút khách hàng, đặc biệt đối với các loại hàng hóa thiết yếu. Nhờ vậy, giảm một phần giá cả hàng hóa cho người tiêu dùng vào dịp Tết.

Đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường

Để triển khai hiệu quả Kế hoạch triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Sở Công Thương Hải Phòng đã tham mưu cho UBND TP. Hải Phòng thực hiện chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiêt yếu; phân công cụ thể trách nhiệm của các Sở, ban, ngành có liên quan, góp phần đảm bảo cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa gắn với việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Chủ động nắm tình hình sản xuất, kinh doanh, thông tin đến các doanh nghiệp các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh của thành phố; thường xuyên liên hệ với hệ thống phân phối bán lẻ trên địa bàn như siêu thị, trung tâm thương mại, chợ hạng 1, chợ đầu mối, các cửa hàng Winmart+... kịp thời có giải pháp phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo lưu thông hàng hóa, khuyến khích bán hàng phục vụ nhân dân bằng hình thức online; chủ động rà soát nghiên cứu thị trường, dự trữ hàng hóa một cách hợp lý, điều tiết nguồn hàng hợp lý và kịp thời, đáp ứng nhu cầu thị trường trong các dịp cao điểm...

Hệ thống các siêu thị cũng triển khai nhiều chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng

Đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đưa hàng Việt về nông thôn, về các khu công nghiệp, khu chế xuất để người dân có thể tiếp cận được nguồn hàng bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm với giá hợp lý.

Đồng thời, Sở Công Thương Hải Phòng đã phối hợp tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại nhằm nhằm giới thiệu các sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương, tạo nguồn hàng phục vụ nhân dân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Ngoài ra, Sở cũng đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê Hải Phòng rà soát lại nguồn cung các hàng hóa lương thực, thực phẩm từ các tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất; tổng hợp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có nguồn hàng ổn định và có khả năng tham gia cung ứng vào hệ thống phân phối của Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố dịp Tết Nguyên đán.

Đồng thời, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thành phố nhằm cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về chương trình bình ổn và tình hình giá cả, cung - cầu hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Sở Công Thương TP. Hải Phòng chỉ đạo các công ty điện lực trên địa bàn cung ứng điện đầy đủ, ổn định và có phương án dự phòng cung cấp điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại các nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi.

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến gần Sở Công Thương Hải Phòng tăng cường kiểm tra, giám sát, phối hợp phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm đến người dân. Qua đó, nhằm chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra để nhân dân yên tâm đón Tết.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Tết Nguyên đán

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?