Thứ sáu 29/11/2024 16:27

Hải Dương: Thiết lập lại quy chế quản lý cụm công nghiệp

Hải Dương là tỉnh có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng nhiều doanh nghiệp làng nghề phát triển. Tuy nhiên việc quản lý các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn thời gian qua còn nhiều bất cập, vì vậy không phát huy được công năng và vai trò của các CCN.

Các CCN Hải Dương đã thu hút hàng trăm DN đến đầu tư

 - Về lý thuyết, hầu hết các CCN ở Hải Dương đều được phê duyệt quy hoạch chi tiết để đầu tư xây dựng và trước đây cũng đã có quy định UBND các huyện, thành phố thành lập ban quản lý (BQL) các CCN, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với CCN trên địa bàn. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đều không thành lập được BQL các CCN. Vì vậy, việc kiểm tra sau đầu tư và quản lý các DN hoạt động còn nhiều khó khăn. Đa số CCN trên địa bàn không có chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, do đó, hệ thống giao thông cũng như khu xử lý nước thải tập trung đều chưa được xây dựng. Thực tế này dẫn đến việc các dự án sản xuất, kinh doanh đầu tư vào các CCN chủ yếu bám mặt đường giao thông công cộng phía ngoài và khi xây dựng nhà máy cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh đều gây ô nhiễm môi trường.

Trước thực trạng đó, UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với CCN trên địa bàn.

Đến nay, Hải Dương có trên, dưới 40 CCN được UBND tỉnh phê duyệt, với tổng diện tích khoảng gần 2 ngàn ha; thu hút hàng trăm doanh nghiệp đến đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động mỗi năm. Diện tích bình quân mỗi CCN rộng 46- 47 ha.

Quy chế đã quy định cụ thể trách nhiệm của Sở Công Thương về quản lý quy hoạch và xây dựng. Theo đó, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành, UBND cấp huyện xây dựng và bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển CCN; quản lý thực hiện kế hoạch, quy hoạch phát triển CCN theo quy trình, phối hợp Sở Xây dựng trong việc thanh tra, kiểm tra tuân thủ các quy định về quản lý xây dựng các công trình trong CCN.

Về quản lý đầu tư, Sở Công Thương có trách nhiệm, chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn, trình UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện; chủ trì, xây dựng thực hiện các chương trình hợp tác, liên kết, xúc tiến đầu tư với các tỉnh, thành phố trong phát triển CCN theo vùng, lãnh thổ; tổ chức tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển CCN trong nước và quốc tế. Đồng thời, chủ trì phối hợp cùng các sở, ngành liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, các quy định, chính sách của nhà nước về phát triển CCN; đánh giá , giám sát hiệu quả hỗ trợ đầu tư và hoạt động của CCN. Sở kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư, chủ trì thực hiện đăng ký đầu tư; thẩm tra, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư vào CCN theo đúng ngành nghề quy hoạch phát triển CCN …

Quy chế cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình cấp thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của đơn vị kinh doanh hạ tầng CCN trình UBND tỉnh quyết định. Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong CCN. Sở có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Công Thương và các sở ban ngành khác về công tác quản lý môi trường.

Hồng Dương

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024