Thứ ba 26/11/2024 08:42

Hà Nội: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 1 tăng 18%

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 1/2023 ước đạt 68,5 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, trong tháng 1/2023, hoạt động kinh tế, thương mại và sản xuất trên địa bàn tháng 1 nhìn chung vẫn ổn định, không biến động nhiều mặc dù là tháng trùng với đợt nghỉ Tết Nguyên đán Qúy Mão nên số ngày làm việc ít hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước.

Tháng 1 năm nay trùng vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão nên nhu cầu tiêu dùng của người dân những ngày sát Tết tăng khá cao.

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 1/2023 giảm 23,1% so với tháng trước và giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 24,8% và giảm 12,3%; sản xuất và phân phối điện tương ứng giảm 4% và tăng 4%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tương ứng giảm 8,6% và tăng 5,4%; khai khoáng tương ứng giảm 24,4% và tăng 2,8%.

Trong tháng 1/2023, thành phố Hà Nội thu hút 21,8 triệu USD, trong đó có 22 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 2,4 triệu USD; 9 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với vốn bổ sung đạt 14,2 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu là 23 lượt, đạt 5,2 triệu USD.

Bên cạnh đó, thành phố có 1.551 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022; vốn đăng ký mới đạt 14 nghìn tỷ đồng, giảm 69%; thực hiện thủ tục giải thể cho 252 doanh nghiệp, giảm 21%; 7.895 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 16%; 2.855 doanh nghiệp trở lại hoạt động, giảm 13%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, bảo đảm chất lượng và đúng hạn.

Tháng 1 năm nay trùng vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão nên nhu cầu tiêu dùng của người dân những ngày sát Tết tăng khá cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 ước đạt 68,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,3% so với tháng trước và tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng này đạt 1.358 triệu USD, giảm 14,4% so với tháng trước và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 759 triệu USD, tương ứng giảm 14,1% và tăng 5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 599 triệu USD, tương ứng giảm 14,6% và giảm 5%.

Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội trong tháng đạt 374 nghìn lượt người, tăng 3% so với tháng trước và gấp 3,5 lần cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế ước đạt 245 nghìn lượt người, gấp 16 lần cùng kỳ năm trước, trong đó: Khách đến từ Hàn Quốc đạt 32,1 nghìn lượt người, gấp 5,6 lần; Nhật Bản đạt 12,8 nghìn lượt người, gấp 6,1 lần; Hoa Kỳ đạt 23,6 nghìn lượt người, gấp 35,4 lần; Trung Quốc đạt 5,5 nghìn lượt người, gấp 4,2 lần.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tháng 1/2023 thực hiện 51,5 nghìn tỷ đồng, đạt 14,6% dự toán và tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đạt 4.653 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với thời điểm kết thúc năm 2022.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Tết Nguyên đán

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công