Chủ nhật 22/12/2024 18:52

Hà Nội mạnh tay xử phạt hàng loạt cơ sở vi phạm lĩnh vực an toàn thực phẩm và y tế

Từ ngày 14 đến 29/10, Thanh tra Sở Y tế TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm và y tế, phát hiện và xử phạt hành chính 7 cơ sở có dấu hiệu vi phạm.

Liên tiếp xử phạt vi phạm về y tế tư nhân và an toàn thực phẩm

Theo Sở Y tế Hà Nội - thành viên của Ban Chỉ Đạo 389 thành phố, trong lĩnh vực y tế tư nhân, 3 cơ sở vừa bị xử phạt do những vi phạm trong hoạt động hành nghề. Cụ thể, quầy thuốc Dược 37 (thôn Đoài, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh) bị xử phạt mức 2 triệu đồng do không báo cáo Sở Y tế Hà Nội trong trường hợp đã tạm dừng hoạt động từ 6 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động.

Cơ quan chức năng kiểm tra an toàn thực phẩm tại một siêu thị tại Hà Nội. Ảnh: Trần Thảo

Trong khi đó, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu y tế Thăng Long (Lô 20-BT8 khu đô thị Văn Quán, phường Văn Quán, quận Hà Đông) bị xử phạt 15 triệu đồng do chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế không công khai kết quả phân loại trang thiết bị y tế đã ban hành theo quy định của pháp luật.

Công ty TNHH Phát triển nha khoa Thu Trang (xóm Nhật Tiến, thôn Nhật Tiến, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ) bị xử phạt 70 triệu đồng với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động. Ngoài mức phạt tiền, đơn vị này còn buộc phải tháo gỡ, xóa bỏ các nội dung quảng cáo trên Internet.

Đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, Sở Y tế Hà Nội đã đưa ra quyết định xử phạt với 7 đơn vị vi phạm. Do không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, Công ty Cổ phần Bigstar Việt Nam (nhà số 42 đường Nguyên Hồng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa) bị xử phạt 4 triệu đồng.

Ở trường hợp khác, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thế giới hải sản (số 06/H1 Khu đô thị mới Yên Hòa - Cầu Giấy, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước; thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn đã bị xử phạt 16 triệu đồng.

Công ty TNHH Đầu tư nước sạch và môi trường Thanh Oai (thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai) bị xử phạt 35 triệu đồng do lỗi cung cấp nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt không đảm bảo quy trình kỹ thuật về chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt.

Ngoài ra, vi phạm nhiều nhất được ghi nhận trong đợt xử phạt này của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội là kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm với 4 đơn vị mắc lỗi, với các mức phạt khác nhau. Trong đó, chủ hộ kinh doanh Vũ Lệ Hằng - Bò nhúng dấm 555 (138A phường Giảng Võ, quận Ba Đình) và chủ hộ kinh doanh Mường Hoa (căn 402 HH1B Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) cùng bị xử phạt mức 12,5 triệu đồng. Cùng mắc lỗi này, Công ty Cổ phần Five Spices (số 374 đường Phố Huyện, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai) và Công ty TNHH Greensky Quốc tế (số 10E, ngõ 145/5 đường Phúc Lợi, phường Phúc Lợi, quận Long Biên) bị xử phạt mức 25 triệu đồng.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm

Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội -cho biết, Hà Nội hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, trong đó ngành y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Gần đây, cơ quan chức năng thành phố đã tích cực tăng cường giám sát, kiểm tra vệ sinh và an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể nhằm bảo vệ sức khỏe người dân.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt từ các đơn vị chức năng, nhiều cơ sở đã đầu tư trang thiết bị mới, đồng thời ý thức về an toàn thực phẩm của các cơ sở cũng được nâng cao. Ông Phong cho biết, từ nay đến cuối năm, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra và thanh tra an toàn thực phẩm, chú trọng công tác hậu kiểm sau công bố và các đợt kiểm tra đột xuất, kiên quyết xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm.

Ngành y tế cũng sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để giám sát và phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm, đưa ra cảnh báo, truy xuất nguồn gốc và thu hồi thực phẩm không đạt tiêu chuẩn. Ông Phong nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ kiên quyết ngăn chặn việc lưu thông các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm trên thị trường. Các cơ sở phải thực hiện đầy đủ biện pháp khắc phục mới được tiếp tục hoạt động”.

Phương Ly
Bài viết cùng chủ đề: Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu