Thứ hai 23/12/2024 17:01

Hà Nội: Hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019

Vừa qua, UBND Thành phố đã hoàn thiện Báo cáo số 317/BC-UBND báo cáo Thành ủy về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019. Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2019, kinh tế vĩ mô của Thành phố tiếp tục ổn định, tăng trưởng đạt cao hơn cùng kỳ; các ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển. 

Các chỉ số kinh tế đều tăng vượt bậc

Trình bày trong báo cáo, GRDP của TP 6 tháng đầu năm 2019, theo cách tính mới tăng 7,21% (cùng kỳ tăng 7,15%). Tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 1.330 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% (cùng kỳ tăng 12%). Du lịch tiếp tục giữ mức tăng trưởng khá. Khách du lịch đến Thành phố ước đạt 14,4 triệu lượt, tăng 9,5% (cùng kỳ tăng 17,2%), trong đó khách quốc tế 3,3 triệu lượt, tăng 10,6% cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 50,3 nghìn tỷ đồng, tăng 29,8%. Đã chủ động và quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung bố trí kinh phí, huy động nguồn lực và triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Ngoại trừ chăn nuôi lợn gặp khó khăn, chăn nuôi trâu, bò và gia cầm ổn định, quy mô và sản lượng đều tăng so với cùng kỳ; sản xuất trồng trọt thuận lợi; lâm nghiệp, thủy sản phát triển tốt nên giá trị gia tăng nông, lâm và thủy sản vẫn duy trì tăng 1,15%.

Hà Nội tập trung xử lý các vấn đề ô nhiễm không khí trong 6 tháng cuối năm 2019

Các cân đối lớn về kinh tế được đảm bảo. Tổng thu NSNN trên địa bàn ước đạt 132.134 tỷ đồng, đạt 50,2% dự toán, tăng 12,8% cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 33.818 tỷ đồng, tăng 9,1% cùng kỳ, đạt 33,5% dự toán. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7.201 triệu USD, tăng 5,4% (cùng kỳ tăng 22,5%); nhập khẩu 15.757 triệu USD, tăng 4,6% (cùng kỳ tăng 7,4%). Tổng vốn đầu tư xã hội ước đạt 140 nghìn tỷ đồng, tăng 12,02% (cùng kỳ tăng 10,5%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ước tăng 4,03%-4,1% (cùng kỳ tăng 3,4%).

Chỉ số PCI năm 2018 xếp thứ 9/63, tăng 4 bậc so với năm trước, hoàn thành sớm 02 năm mục tiêu nhiệm kỳ 2016-2020. Thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt 5,416 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu cả nước; lũy kế tổng số vốn đạt 41,3 tỷ USD; lũy kế vốn thực hiện đạt khoảng 20,5 tỷ USD (tỷ lệ đạt 49,6%). Quyết định chủ trương đầu tư 21 dự án, tổng số vốn đăng ký 12.737,4 nghìn tỷ đồng. Cấp GCN thành lập mới 13.690 doanh nghiệp, vốn đăng ký 143,7 nghìn tỷ đồng (tăng 10% về số lượng doanh nghiệp và tăng 1% vốn đăng ký so với cùng kỳ).

Công tác quản lý phát triển các khu đô thị, nhà ở trên địa bàn chuyển biến tích cực

Ngoài những chỉ số đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế, Công tác quản lý và phát triển đô thị trên địa bàn TP Hà Nội cũng có chuyển biến tích cực; các quy hoạch xây dựng và phát triển nhà ở được quan tâm đẩy nhanh tiến độ; hạ tầng đô thị được duy trì tốt. Đến nay, tỷ lệ phủ kín quy hoạch theo diện tích đạt 86%. Đang triển khai lập quy hoạch phân khu tại Sóc Sơn, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sơn Tây và đô thị Hòa Lạc. Tổ chức tốt phân luồng, quản lý phương tiện vận tải, đảm bảo lưu thông thông suốt. Xử lý 5/33 điểm ùn tắc, tiếp tục thí điểm tổ chức giao thông tại 02/33 điểm và giải pháp xử lý 30 điểm còn lại.

Hệ thống hồ trên địa bàn tiếp tục được quan tâm cải tạo; vệ sinh môi trường được tổ chức tốt. Tiến hành thử nghiệm xử lý nước sông Tô Lịch và Hồ Tây theo công nghệ của Nhật Bản. Đã trồng thêm 166 nghìn cây đô thị và cây bóng mát. Tỷ lệ cấp nước sạch nông thôn đạt 57, thất thoát nước giảm còn dưới 18%.

Quản lý đất đai, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường được tăng cường. Hoàn thành phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của 30/30 quận, huyện, thị xã; thu đấu giá quyền sử dụng đất đạt 2.043 tỷ đồng (12,8% kế hoạch); cấp đất dịch vụ đến nay đạt tỷ lệ 69,34%; cấp Giấy chứng nhận đất đai cho người mua nhà tại dự án phát triển nhà ở đạt 95,42%, nhà tái định cư đạt 96,72%, cho các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đạt 29,47.

Xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo ATTP. Từ đầu năm đến nay, toàn Thành phố đã tổ chức 690 đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP, thanh kiểm tra 20.495 lượt cơ sở, đạt yêu cầu 17.563 lượt, chiếm 86%, phạt tiền hơn 3,9 tỷ đồng đối với 896 cơ sở, trong đó tuyến quận, huyện đã kiểm tra 18.058 cơ sở, kết quả 15.462 cơ sở đạt tiêu chuẩn; đã xét nghiệm nhanh 9.438 mẫu, tỷ lệ đạt yêu cầu 86,7%.

Nói về mục tiêu 6 tháng cuối năm 2019, lãnh đạo UBND TP đã chỉ đạo các địa phương trên địa bàn tập trung xử lý các vấn đề ô nhiễm không khí tại TP Hà Nội.Theo đó, Ngày 24/6/2019, UBND Thành phố đã ban hành văn bản số 2597/UBND-ĐT chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục cập nhật đầy đủ, chính xác chỉ số đánh giá chất lượng không khí tại các điểm, các trạm quan trắc ô nhiễm không khí trên địa bàn Thành phố tại Cổng thông tin điện tử Thành phố, Trang thông tin điện tử của Sở để mọi người dân, các cơ quan được biết để phòng tránh, có giải pháp giảm thiểu các tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường không khí; chủ trì kiểm tra, đôn đốc thay thế việc dùng than tổ ong làm nhiên liệu để phục vụ kinh doanh, sinh hoạt, việc đốt rơm, rạ… và các biện pháp kiên quyết để xử lý, thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước