Chủ nhật 22/12/2024 00:54

Hà Nội: Hỗ trợ các tỉnh, thành phố tiêu thụ hàng Tết 2021, kích cầu tiêu dùng nội địa

Từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ triển khai khoảng 40 chương trình kích cầu trên địa bàn; tổ chức chương trình liên kết vùng để kết nối cung cầu. Đặc biệt, Hà Nội sẽ giành 28 điểm bán hàng cố định hỗ trợ các tỉnh, thành phố trên cả nước đưa hàng hóa về tiêu thụ tại Hà Nội trong dịp cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ 9 tháng đầu năm tăng 7,5%

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý III ước tăng 3,05% - gấp 1,16 lần mức tăng GDP của cả nước (2,62%); tuy thấp hơn quý I (tăng 4,43%) nhưng cao hơn quý II (tăng 2,41%), thể hiện xu hướng tăng trở lại. Lũy kế 9 tháng năm 2020, GRDP Hà Nội tăng 3,27%, gấp 1,54 lần mức tăng của cả nước (2,12%).

Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2020 thu hút đông đảo người tiêu dùng đến tham quan và mua sắm

Trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19, suốt thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều sáng kiến nhằm kích cầu tiêu dùng, phục hồi phát triển kinh tế. Nổi bật là vào tháng 6 và tháng 7, vốn không phải thời điểm kích cầu tiêu dùng, nhưng Hà Nội đã tổ chức tháng khuyến mại với chủ đề “60 ngày vàng - rộn ràng mua sắm” có quy mô lớn, tạo hiệu ứng tích cực.

Nhờ các giải pháp hiệu quả trên, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ 9 tháng đầu năm đạt 2.185 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5%. Trong đó: Thương mại đạt 1.753 nghìn tỷ đồng (tăng 7,9%); dịch vụ đạt 389 nghìn tỷ đồng (tăng 9,8%); khách sạn nhà hàng đạt 37 nghìn tỷ đồng (giảm 16,8%); du lịch lữ hành đạt 5 nghìn tỷ đồng (giảm 44,4%). Doanh thu bán lẻ đạt 421,7 nghìn tỷ đồng (tăng 2,0%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng đầu năm ước tăng 3,3%, trong đó nhóm hàng thực phẩm tăng trên 10,93%.

Bố trí 28 điểm hỗ trợ các tỉnh, thành tiêu thụ hàng Tết

Hằng năm, Hà Nội thường hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức các tuần hàng hóa vào dịp Tết. Năm nay, ngoài việc hỗ trợ duy trì các hoạt động như năm trước, thành phố Hà Nội có thêm việc hỗ trợ các tỉnh, thành phố đưa hàng hóa về bán tại các điểm cố định. Đây là một trong hàng loạt giải pháp đồng bộ, thống nhất được Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo quyết liệt suốt thời gian qua nhằm kích cầu tiêu dùng, tạo đòn bẩy phục hồi phát triển kinh tế.

Thông tin về vấn đề này, bà Trần Thị Phương Lan- Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội- chia sẻ, nhằm hỗ trợ các tỉnh, thành phố tiêu thụ hàng hóa và kích cầu tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô, năm 2020, lãnh đạo thành phố đã giao cho Sở Công Thương chủ trì, phối hợp bố trí 14 điểm bán hàng cố định hỗ trợ các tỉnh, thành phố trên cả nước đưa hàng hóa về tiêu thụ tại Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Tuy nhiên, đến nay, trên cơ sở giới thiệu của Sở Xây dựng và các quận, huyện, thị xã, Sở Công Thương đã bố trí được gấp đôi số điểm mà thành phố yêu cầu, là 28 điểm, gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà văn hóa, công viên trên địa bàn thành phố. Sở cũng đã gửi công văn thông báo nhận đăng ký tới Sở Công Thương của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đến nay, 6 tỉnh, thành phố đã có đăng ký đưa hàng về các điểm bán hàng này.

Đối với các điểm bán hàng đã có sẵn ki-ốt, khi tham gia, doanh nghiệp các tỉnh, thành phố đăng ký chỉ phải đóng tiền điện, nước cho đơn vị quản lý. Hiện nay, Sở Công Thương đang đề xuất thành phố hỗ trợ kinh phí lắp đặt các ki-ốt đối với những điểm bán hàng chưa có ki-ốt như công viên, nhà văn hóa. “Tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo thành phố là Hà Nội sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ hết sức cho các tỉnh, thành phố tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn”, bà Trần Thị Phương Lan nêu rõ.

Cũng theo bà Trần Thị Phương Lan, 9 tháng qua, lĩnh vực công thương của Thủ đô tăng trưởng dương, duy nhất chỉ có nhập khẩu là tăng trưởng âm. Tuy nhiên, vẫn có những điểm đáng lo ngại như, chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp giảm, chỉ số tồn kho các sản phẩm tăng, chỉ số sử dụng lao động giảm…

Do đó, trong những tháng cuối năm 2020, Sở Công Thương tiếp tục rà soát các doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng. Sở Công Thương cũng sẽ triển khai chương trình bình ổn thị trường, nhất là mặt hàng thịt lợn khi mà nguồn cung vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Tại Hội nghị giao ban trực tuyến quý III giữa Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND thành phố diễn ra ngày 30/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, trong 3 tháng còn lại của năm 2020, các cấp, các ngành phải tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nhằm kích cầu tiêu dùng. Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và đơn vị liên quan rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về tiếp cận tín dụng, thuế, hải quan, thanh toán…; đồng thời, xây dựng và tổ chức hiệu quả các chương trình lớn về kích cầu tiêu dùng nội địa.
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ