Thứ ba 05/11/2024 23:18

Hà Nội: Điều chỉnh tăng 4.240 tỷ đồng cho dự án đường vành đai 4

HĐND thành phố Hà Nội đã điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023. Trong đó, điều chỉnh tăng 4.240 tỷ đồng cho dự án đường vành đai 4.

Tại Kỳ họp thứ 11 HĐND TP. Hà Nội khóa XVI diễn ra sáng 10/3, 100% đại biểu có mặt đã tán thành thông qua Nghị quyết điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023 cấp thành phố.

Thủ tướng Phạm Minh Chính xem bản đồ tuyến đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội tại điểm xã Song Phương, huyện Hoài Đức. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Cụ thể, theo nghị quyết, phê duyệt điều chỉnh, phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2023 cấp thành phố, trong đó, điều chỉnh giảm là 4.240 tỷ đồng nguồn vốn bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (trong đó nguồn ngân sách trung ương là hơn 1.999,9 tỷ đồng).

HĐND thành phố cũng đã quyết nghị điều chỉnh tăng 4.240 tỷ đồng để bố trí vốn cho các nhiệm vụ, dự án. Trong đó, riêng với Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô được bố trí 3.840 tỷ đồng, gồm: Dự án thành phần 1.1 là 3.290 tỷ đồng (trong đó, nguồn ngân sách Trung ương là hơn 1.999,9 tỷ đồng) và dự án thành phần 2.1 là 550 tỷ đồng; tăng 100 tỷ đồng cho vốn chuẩn bị đầu tư thanh toán theo cơ chế linh hoạt; tăng 200 tỷ đồng cho vốn thanh quyết toán dự án hoàn thành thanh toán theo cơ chế linh hoạt; bố trí 100 tỷ đồng thực hiện lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán của dự án, thanh toán theo cơ chế linh hoạt.

Nghị quyết HĐND thành phố cũng thống nhất cho phép thực hiện 2 cơ chế thanh toán linh hoạt giai đoạn 2023 - 2025 đối với vốn chuẩn bị đầu tư cho các dự án đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) và vốn thực hiện lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của dự án.

Cụ thể, về cơ chế thanh toán linh hoạt chuẩn bị đầu tư cho các dự án đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP): Đối tượng áp dụng là các dự án đầu tư theo hình thức PPP thuộc danh mục dự án đầu tư theo hình thức PPP được HĐND thành phố thông qua và được UBND thành phố quyết định giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025.

Điều kiện để được thực hiện cơ chế này là các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 và có dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.

HĐND thành phố cũng quy định rõ thanh toán đối với các lĩnh vực trên gồm: Thực hiện thanh toán linh hoạt chi phí công tác chuẩn bị đầu tư cho các dự án đầu tư thực hiện theo hình thức PPP trong tổng nguồn vốn giao cho công tác chuẩn bị đầu tư theo Kế hoạch đầu tư công hằng năm trong giai đoạn 2023 - 2025 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của thành phố được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không phụ thuộc vào mức vốn giao của từng dự án và đảm bảo điều kiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nội dung chi phí chuẩn bị đầu tư của các dự án đầu tư thực hiện theo hình thức PPP theo quy định của Nhà nước.

Về cơ chế thanh toán linh hoạt thực hiện lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của dự án là các dự án đầu tư công cấp thành phố đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư theo quy định, thuộc danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2022 - 2025 được HĐND thành phố thông qua, chưa được bố trí kế hoạch vốn hàng năm và bố trí bổ sung nếu nhu cầu vốn vượt kế hoạch vốn đã bố trí, cần bố trí kế hoạch vốn đủ để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của dự án.

Quy định thanh toán đối với dự án này là thực hiện thanh toán linh hoạt chi phí lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của dự án trong Kế hoạch đầu tư công hằng năm trong giai đoạn 2023 - 2025 theo tiến độ và dự toán được phê duyệt. Kinh phí lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của dự án phải trong tổng mức đầu tư của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Tại kỳ họp giữa và cuối năm 2023, 2024, 2025, UBND thành phố trình HĐND thành phố phê chuẩn kế hoạch vốn hằng năm chính thức cho từng dự án đã thực hiện cơ chế thanh toán linh hoạt nêu trên, để chuyển từ tạm ứng sang cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo đúng quy định tại khoản 2, Điều 7 Nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Vành đai 4

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng

Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Thái Nguyên: Sau sáp nhập, xuất hiện hàng loạt tên xã, phường, thị trấn mới

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 8 tỉnh, thành phố

Thừa Thiên Huế: Công điện ứng phó đợt mưa lũ lớn và sạt lở đất

Đề xuất cưỡng chế thu hồi khu đất Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco: Doanh nghiệp nói gì?

Hà Nội – Viêng Chăn: Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai Thủ đô

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khám sức khỏe miễn phí cho 400 người dân xã đảo Long Sơn

Hàng chục ô tô bán tải, SUV 'hầm hố' góp mặt Lễ khai mạc giải đua Ô tô Địa hình Việt Nam

Tuyên Quang: Quyết liệt đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên

Yên Bái: 35 hộ dân thiệt hại do bão số 3 được xây dựng nhà tái định cư

Đông Triều chính thức trở thành thành phố thứ 5 của Quảng Ninh