Thứ hai 18/11/2024 07:16

Hà Nội có nhiều dư địa thúc đẩy công nghiệp bán dẫn

Với vị trí chiến lược và tiềm năng vượt trội, Hà Nội được nhận định trở thành điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

Sáng 30/7, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) tổ chức tọa đàm ''Tiềm năng và thách thức thu hút đầu tư nước ngoài công nghiệp bán dẫn tại Hà Nội''.

Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Trần Đình

Hà Nội đứng trước cơ hội lớn để thúc đẩy công nghiệp bán dẫn

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ngành công nghiệp bán dẫn đã trở thành trụ cột quan trọng trong nền kinh tế kỹ thuật số. Hà Nội, với vị trí chiến lược và tiềm năng phát triển vượt trội, đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này.

Căn cứ luật Thủ đô số 39/2024/QH15 ngày 28/6/2024 xác định bán dẫn là lĩnh vực được ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược của thủ đô. Nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn theo quy định vào lĩnh vực bán dẫn sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của Hà Nội.

Tại phiên thảo luận, GS. TS Khoa học Nguyễn Mại, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại; Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhận định, Hà Nội hiện có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp sản xuất linh kiện bán dẫn. Điển hình, Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính của Việt Nam. Thủ đô hiện có trụ sở 2 Viện Hàn lâm khoa học, hàng chục trường đại học với đội ngũ giáo sư, chuyên gia hàng đầu về khoa học, công nghệ; số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng.

GS. TS Khoa học Nguyễn Mại trình bày báo cáo phiên tham luận. Ảnh: Trần Đình

Đáng chú ý, tổ chức nghiên cứu Savills chỉ ra trong giai đoạn 2016 - 2022, sự tăng đột ngột doanh số xuất khẩu điện tử và điện thoại phản ánh quá trình nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị. Với những tiềm năng kể trên, Hà Nội được nhận định là một trong những tỉnh, thành phát triển ngành công nghiệp chế tạo bán dẫn của cả nước ta.

Hiện nay, các doanh nghiệp cũng đang coi Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung là điểm đến đầu tư, gia tăng sản xuất. Điển hình, /chu-de/apple.topic hoàn tất chuyển 11 nhà máy vào Việt Nam, hãng công nghệ Intel cũng mở rộng giai đoạn 2 nhà máy kiểm định vi mạch ở TP. Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 4 tỷ USD tới năm 2025. Đồng thời, Boeing, Google và Walmart đã công bố kế hoạch mở rộng mạng lưới nhà cung cấp và cơ sở sản xuất tại Việt Nam sau khi nghiên cứu thị trường.

Ngoài ra, Việt Nam có dự trữ đất hiếm khoảng 22 triệu tấn, bằng một nửa Trung Quốc. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc làm chủ nguồn nguyên liệu để sản xuất chất bán dẫn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có lợi thế trong thu hút FDI vào năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, công nghệ tương lai.

Với dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 khoảng 6,5%, công nghiệp và xây dựng trên đà phục hồi, 17 FTA thế hệ mới được thực hiện cùng thành công của ngoại giao kinh tế, có thể báo hiệu làn sóng mới về FDI có chất lượng và hiệu quả hơn sẽ diễn ra từ năm nay và vài năm tiếp theo.

Trước xu hướng phát triển ngành bán dẫn và có nhiều lợi thế cạnh tranh, GS. TS Khoa học Nguyễn Mại đề xuất, để nắm bắt kịp thời cơ, Hà Nội cần xây dựng danh mục dự án khuyến khích đầu tư, chủ động thảo luận, tìm ra giải pháp phát triển cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, cải tiến hoạt động xúc tiến đầu tư và khắc phục các điểm nghẽn hiện nay, đặc biệt là vấn đề nguồn cung năng lượng, cơ sở hạ tầng giao thông, an sinh xã hội.

Làm thế nào để biến thách thức thành động lực phát triển?

Cũng tại buổi tọa đàm, PGS. TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đang đứng trước thách thức cạnh tranh trên thị trường công nghệ bán dẫn toàn cầu. Cụ thể, 3 năm qua, Mỹ thu hút 395 tỷ USD đầu tư từ nước ngoài vào sản xuất chất bán dẫn, đồng thời thông báo giải ngân 50 tỷ USD cho các công ty và tổ chức Mỹ để nghiên cứu, phát triển và sản xuất chip, củng cố chuỗi cung ứng.

PGS. TS Trần Đình Thiên chỉ ra những thách thức để phát triển công nghiệp bán dẫn ở nước ta. Ảnh: Trần Đình

Ngoài ra, 8 doanh nghiệp tầm cỡ tại Nhật Bản đã chi hơn 30 tỷ USD để giành lại vị thế dẫn đầu ngành chip. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang ''âm thầm'' vượt lên về hệ sinh thái cụm công nghiệp mới bao gồm công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và chip bán dẫn.

Về những thành tựu trong ngành công nghiệp bán dẫn, PGS. TS Trần Đình Thiên cho biết 15 năm trước, Việt Nam đầu tư hàng trăm triệu USD cho nhiều phòng thí nghiệm trọng điểm, trong đó có phòng thí nghiệm liên quan công nghệ bán dẫn với hơn 4 triệu USD.

Cùng với đó, Việt Nam cũng tham gia chuỗi bán dẫn toàn cầu với tư cách nhà sản xuất, lắp ráp và kiểm định mới nổi (OSAT - chiếm 6% giá trị sản phẩm bán dẫn). Năm 2022, nước ta xuất thiết bị bán dẫn đạt giá trị 6,5 tỷ USD, tăng 83% so với năm ngoái, chiếm 3,8% khả năng xuất khẩu thế giới, đứng Top 3 châu Á về xuất khẩu chất BD sang Mỹ. Theo tầm nhìn trung hạn, Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm OSAT trong khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay thiếu các khâu cơ bản của hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn bao gồm công nghệ, chuỗi, nhân lực, vốn, dữ liệu, năng lượng.

Trước những thách thức kể trên, để tạo động lực phát triển, PGS. TS Trần Đình Thiên nhận định rằng nước ta cần thực hiện những cách tiếp cận mang tính đột phá. Điển hình như việc thực thi chương trình cải cách, chuyển đổi hệ giá trị phát triển, xác lập các thách thức đúng tầm. Đồng thời, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp mới, tăng cường chương trình quốc gia đào tạo nhân lực ngành bán dẫn. Đáng chú ý, Việt Nam cũng nên nghiên cứu về chiến lược phát triển năng lượng tái tạo như hydrogen. Quan trọng hơn cả, Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước cần mở rộng các chương trình tăng cường nội lực, năng lực đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp quốc gia.

Trần Đình
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp