Thứ tư 16/04/2025 19:55

Hà Nội chi thêm 225 tỷ đồng xén vỉa hè, dải phân cách giảm ùn tắc giao thông

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất thành phố chi 225 tỷ đồng xén vỉa hè và dải phân cách tại các vị trí phù hợp trên 7 tuyến đường chính của thành phố.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề nghị UBND thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo hạ tầng, tổ chức giao thông cấp bách một số nút giao, tuyến đường để giảm thiểu ùn tắc.

Theo đó, dự án cải tạo hạ tầng, tổ chức giao thông cấp bách một số nút giao, tuyến đường để giảm thiểu ùn tắc giao thông có tổng mức đầu tư dự kiến gần 225 tỷ đồng, nguồn từ ngân sách, trong đó, chi phí xây dựng hơn 188 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án năm 2024 - 2027.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội dự kiến sẽ xén vỉa hè, dải phân cách tại các vị trí đủ điều kiện trên đường Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Minh Giám, Khuất Duy Tiến. Đây đều là những tuyến đường có mật độ phương tiện giao thông đặc biệt cao, thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.

Hà Nội chi 225 tỷ đồng để xén vỉa hè, dải phân cách một số tuyến đường nhằm giảm ùn tắc giao thông. (Ảnh: Kinh tế đô thị).

Đáng chú ý, riêng đường Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tố Hữu nằm trên trục buýt nhanh BRT - trục giao thông xuyên tâm, tập trung phương tiện ra vào khu vực trung tâm nên lưu lượng phương tiện tăng cao, đặc biệt vào khung giờ cao điểm.

Việc mở rộng các tuyến đường, đặc biệt là tuyến BRT, sẽ giúp tăng cường khả năng lưu thông, rút ngắn thời gian di chuyển và góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Kết quả khảo sát lưu lượng phương tiện trên tuyến BRT từ Cát Linh đến Yên Nghĩa cho thấy, tại các điểm giao cắt và đầu cuối tuyến, đặc biệt vào giờ cao điểm, lượng phương tiện đã vượt quá gấp 1,7 - 4 lần so với thiết kế, gây ùn tắc nghiêm trọng. Vào buổi sáng, lưu lượng xe tập trung từ Yên Nghĩa về Cát Linh, còn buổi chiều theo hướng ngược lại.

Việc xén vỉa hè, dải phân cách để mở rộng đường được Hà Nội thực hiện từ năm 2015, đến nay, nhiều tuyến đã được cải tạo theo hình thức này như Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng, Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai - Kim Mã.

Minh Quang
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Quảng Ninh: Đề xuất giữ tên địa danh cũ sau sáp nhập

Thái Nguyên phê duyệt dự án khu công nghiệp hơn 2.400 tỷ

Liên hoan du lịch Đồ Sơn sẽ diễn ra từ ngày 27/4

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 17/4 đến 19/4

Sóc Trăng - Bạc Liêu: Đẩy nhanh sáp nhập xã, hợp nhất báo đài

Người Đắk Nông chọn hàng Việt: Ưu tiên vì chất lượng, tin dùng vì tự hào

Hà Nội phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước bứt phá tăng trưởng

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Quảng Ninh: Dẫn đầu toàn quốc về chỉ số PAPI năm 2024

Điện Biên: Sẵn sàng cho Lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ A Pa Chải

Hải Phòng: Biến lợi thế thành dư địa phát triển thành phố

Du lịch y tế - hướng đi mới của Đà Nẵng

PC Thanh Hóa chủ động triển khai các giải pháp, đảm bảo cung ứng điện cho du lịch Sầm Sơn 2025

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí sôi động dịp lễ 30/4 - 1/5

Bình Dương chủ động ứng phó với phụ tải điện tăng cao

Lãnh đạo Quảng Ngãi, Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

Sáp nhập Hậu Giang và Sóc Trăng vào Cần Thơ: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

TP. Cần Thơ: Đề xuất tinh giản hơn 1.200 cán bộ sau sáp nhập tỉnh