Thứ tư 04/12/2024 01:54

Hà Nam: 3 đề xuất nâng cao hiệu quả công tác khuyến công

Do gặp một số vướng mắc về kinh phí hỗ trợ, thời gian phê duyệt đề án, công tác khuyến công của Hà Nam còn gặp khó khăn trong triển khai.

Hiệu quả tích cực

Ông Hoàng Chí Dũng- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nam cho biết, những năm qua, Sở Công Thương Hà Nam đã triển khai thực hiện tốt công tác khuyến công và đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

Hàng năm, từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương, Sở Công Thương Hà Nam triển khai từ 13-15 đề án khuyến công, với khoảng 20 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thụ hưởng, tổng kinh phí khoảng 5-6 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng năm 2023, Sở Công Thương Hà Nam đã phê duyệt đề án khuyến công địa phương cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào dệt lụa, chế biến sữa, cơ khí, nông sản với tổng kinh phí 1.000 triệu đồng; hỗ trợ 4 cơ sở ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất gốm, thức ăn chăn nuôi, cơ khí, nông sản với tổng kinh phí 999 triệu đồng.

Hà Nam được hỗ trợ triển khai đề án khuyến công quốc gia điểm trong lĩnh vực dệt may. Ảnh minh hoạ

6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.

Đặc biệt, Hà Nam là 1 trong số ít địa phương trên cả nước được hỗ trợ xây dựng, phê duyệt đề án khuyến công quốc gia điểm về hỗ trợ phát triển ngành may mặc giai đoạn 2022-2024. Qua triển khai thực hiện, có thể đánh giá, đề án điểm nói riêng, chính sách khuyến công nói chung đã hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phát huy vốn mồi đầu tư thiết bị hiện đại, sản xuất sản phẩm ngày càng có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường”, ông Dũng cho hay.

Ngoài ra, công tác khuyến công ngày càng được lan tỏa, có nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn đăng ký tham gia và được khảo sát, hỗ trợ kịp thời. Qua đó, giúp thực hiện chính sách lớn của Nhà nước, đồng thời giúp cơ sở đẩy nhanh năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân lực, hoàn thành vượt mức kế hoạch giao hàng cho đối tác, gia tăng nguồn lợi nhuận.

Cơ sở cũng tăng thêm uy tín, thương hiệu đối với thị trường, qua đó gia tăng đơn hàng có giá trị cao, tăng thu nhập cho lao động, góp phần phát triển công nghiệp của tỉnh ổn định và bền vững. Việc tham gia vào hoạt động khuyến công không những giúp cơ sở công nghiệp nông thôn duy trì hoạt động sản xuất, đứng vững, phát triển mà còn góp phần duy trì và phát triển nghề thủ công truyền thống tại địa phương như nghề sản xuất gốm, dệt vải...

Khắc phục hạn chế

Mặc dù công tác khuyến công đã có những tác động tốt tới sản xuất công nghiệp nông thôn của tỉnh, tuy nhiên lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nam cũng cho rằng, trong quá trình triển khai các đề án khuyến công, địa phương gặp một số vướng mắc cần tháo gỡ.

Ông Dũng chỉ rõ, từ năm 2022 Hà Nam được Trung ương giao nhiệm vụ tự cân đối thu chi, tuy nhiên do là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, nền sản xuất còn nhiều khó khăn, nguồn thu hạn chế nên nguồn kinh phí dành cho công tác khuyến công không lớn. Do đó, đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí thông qua chương trình khuyến công quốc gia cho địa phương giúp nhiều hơn nữa cơ sở công nghiệp nông thôn được thụ hưởng chính sách, phát triển sản xuất.

Hàng năm, Bộ Công Thương phê duyệt kế hoạch kinh phí đề án khuyến công sớm từ đầu năm để các địa phương, doanh nghiệp triển khai kịp thời, hiệu quả. Bởi, hiện các cơ sở chủ yếu nhập khẩu máy móc thiết bị, quy trình mất nhiều thời gian, Bộ Công Thương phê duyêt kế hoạch kinh phí sớm giúp triển khai đề án kịp thời và giải ngân được nguồn vốn.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương có ý kiến với Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2018/TT-BTC về Hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công (Thông tư 28) theo hướng nâng định mức hỗ trợ. “Đối với cơ sở đầu tư thiết bị tiên tiến lên tới 2-3 tỷ đồng nhưng mức trần quy định hiện nay cho 1 cơ sở chỉ 50% vốn đầu tư nhưng không quá 300 triệu đồng. Nguồn vốn này không đáng kể để cơ sở quan tâm, thúc đẩy đầu tư”, ông Dũng phân tích.

Ông Dũng cũng đồng thời đề xuất, sửa đổi Thông tư 28 theo hướng đầu tư của cơ sở, mức dưới 1 tỷ hỗ trợ tối đa dưới 300 triệu đồng, trên 1 tỷ đồng hỗ trợ tối đa trên 500 triệu đồng nhằm tạo động lực đầu tư.

Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, để hoàn thành, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nam cũng thông tin, địa phương tiếp tục tổ chức hỗ trợ cho 3 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất cơ khí, nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 900 triệu đồng; hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, nguồn kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 770 triệu đồng; tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng và các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành dệt may; tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và xuất bản ấn phẩm về sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nam

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Hải Phòng phát động Tháng khuyến mại năm 2024

Quảng Bình: Công nghiệp, thương mại còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2024

Vì sao tỉnh Thanh Hóa dừng khai thác đất san lấp dự án khu đô thị Bình Sơn của Công ty VACIC?

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Lạng Sơn: Khai mạc Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung

Nam Định thực hiện 77,5% vốn đầu tư công do địa phương quản lý

Chủ tịch Đà Nẵng: Đảm bảo mọi quyền lợi, không được gây phiền hà cho Nhân dân khi sắp xếp huyện, xã

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Quảng Ninh ban hành nhiều chính sách đưa sản xuất công nghiệp 'vượt khó'

Quảng Ninh vươn mình trở thành điểm đến hàng đầu của du lịch tàu biển quốc tế

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

11 tháng năm 2024, Nam Định xuất siêu 1,007 tỷ USD

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

TP. Hồ Chí Minh: Cuối năm, hàng loạt mặt bằng “chật vật” tìm khách thuê

Bạc Liêu: Đẩy mạnh sản xuất và quảng bá hiệu quả các sản phẩm OCOP

Công bố Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính huyện, xã tỉnh Quảng Nam