Thứ tư 13/11/2024 07:44

Hà Giang: Xây dựng thương hiệu du lịch hấp dẫn ở điểm cực Bắc

Với sức hấp dẫn về thiên nhiên, văn hóa độc đáo, tỉnh Hà Giang đang nỗ lực phát triển trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn ở điểm cực Bắc Việt Nam.

Ngày 30/3, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Hội thảo “Định vị và xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Hà Giang trong liên kết vùng đông, tây bắc”.

Năm 2023, Hà Giang là điểm đến trong nước được khách Việt tìm kiếm nhiều nhất trên Google, trở thành Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á; được bình chọn là một trong 10 điểm đến đẹp nhất Việt Nam; xếp thứ 25/52 điểm đến tuyệt vời cho khách du lịch toàn cầu; nhiều điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch Hà Giang đạt thương hiệu ASEAN…

Quang cảnh hội thảo

Hà Giang có nhiều điểm đến đã ghi dấu trong lòng du khách như: Cao nguyên đá gắn với các điểm đến Cột cờ Lũng Cú, nhà vua Mèo, đèo Mã Pì Lèng, hẻm Tu Sản, phố cổ Đồng Văn… Bên cạnh đó, Hà Giang có nhiều sản vật đặc trưng: Mật ong bạc hà, cam sành, dược liệu quý, chè san tuyết cổ thụ Tây Côn Lĩnh…

Thông tin về du lịch Hà Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý cho biết, từ năm 2010, khi Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là thành viên mạng lưới công viên địa chất toàn cầu, đây là nền tảng hình thành nên thương hiệu du lịch Hà Giang thông qua việc khai thác di sản quốc tế gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.

Tỉnh Hà Giang đặt mục tiêu đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, thu hút trên 3 triệu lượt khách du lịch; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 5 triệu lượt vào, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 20.600 tỷ đồng, đóng góp 14,34% giá trị du lịch vào tổng sản phẩm trên địa bàn; tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động trực tiếp.năm 2030.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi, chia sẻ về xu thế phát triển du lịch trong nước và thế giới cũng như sự cần thiết định vị, xây dựng thương hiệu du lịch các địa phương nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng. Nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn, những thách thức trong việc định vị và xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang hiện nay.

Các chuyên gia khẳng định định hướng phát triển du lịch theo hướng chuyển đổi xanh để phát triển du lịch bền vững là đúng hướng. Bên cạnh đó tỉnh cần xây dựng giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển thương hiệu du lịch; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cốt lõi; quan tâm cơ sở hạ tầng, bảo đảm môi trường, phát huy các giá trị văn hóa đặc thù cho việc xây dựng thương hiệu.

Hà Giang đang là điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định, tỉnh Hà Giang đã tăng cường kết nối với các địa phương trong nước, quốc tế thúc đẩy phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy di sản, bản sắc văn hóa các dân tộc. Hà Giang đã biến khó khăn thành cơ hội phát triển.

Với phương châm “Liên kết chặt chẽ - phối hợp nhịp nhàng - hợp tác sâu rộng - bao trùm toàn diện - hiệu quả bền vững”, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị tỉnh Hà Giang cần chủ động xây dựng kế hoạch sát thực tiễn để thúc đẩy phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang cần hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong việc chuyển đổi các hoạt động phù hợp với xu thế trong tình hình mới. Đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch và cộng đồng doanh nghiệp du lịch cần phát huy tính năng động, sáng tạo, vai trò động lực, chủ động, tham vấn trong phục hồi du lịch.

Cũng tại hội thảo, tỉnh Hà Giang đã công bố sản phẩm: “Một hành trình hai công viên địa chất toàn cầu”, kết nối du lịch Cao Bằng và Hà Giang. Đồng thời, Ban tổ chức trao giải cuộc thi món ăn tiêu biểu các tỉnh, thành phố; trao Bằng khen cho các đơn vị, cá nhân có đóng góp cho phát triển du lịch Hà Giang.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Quảng Ninh: Đảm bảo an sinh xã hội toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau

Tuyên Quang: Công khai danh sách các doanh nghiệp có vi phạm luật đất đai

Bắc Ninh có cán mốc tăng trưởng kinh tế 5-6% trong năm 2024?

Sập cầu Lũng Cáng, Hà Giang: Người dân mong cầu sớm thi công trở lại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Nhân sự địa phương: Thông tin chi tiết về việc điều động Giám đốc, Phó Giám đốc Công an các tỉnh

Tuyên Quang: Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trước các sản phẩm không rõ nguồn gốc

Đà Nẵng: Kiên quyết đấu tranh phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp IUU

Quảng Ninh: Nỗ lực trở thành điểm đến du lịch MICE hấp dẫn

Hà Giang: Quyết tâm hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV: Đoàn kết, đổi mới

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 4 địa phương

Quảng Ninh vượt khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Nam Định công bố quyết định chủ trương đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành

Quảng Ninh thông qua 11 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội

Thừa Thiên Huế: Chủ động ứng phó với bão Yinxing

Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng từ bản sắc văn hóa độc đáo

Nam Định công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu