Thứ bảy 28/12/2024 01:07

Gốm Bàu Trúc phát triển trên nền tảng văn hóa Chăm

Trong giai đoạn hiện nay, khi người tiêu dùng có yêu cầu thẩm mỹ cao, làng gốm Bàu Trúc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận phải tìm hướng đổi mới để phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển vẫn phải dựa trên nền tảng văn hóa Chăm để giữ được dáng vẻ và nét đặc sắc riêng.

Làng gốm Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm. Nét độc đáo của nghề làm gốm làng Bàu Trúc là phương pháp thủ công chứa đựng tính nghệ thuật cao. Ở những nơi khác, người ta dùng bàn xoay để nặn gốm, còn dân làng Bàu Trúc vẫn dùng đôi tay khéo léo để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.

Gốm Bàu Trúc phát triển trên nền tảng văn hóa Chăm

Nghệ nhân Trương Thị Gạch người đã có trên 70 năm làm nghề gốm ở làng Bàu Trúc, cho biết: “Làm bằng tay, xoay bằng mông” là cách nói dân dã về kỹ thuật làm gốm Bàu Trúc. Động tác đặc sắc là người cứ xoay tròn. Xoay sao cho tròn, xoay càng lâu sản phẩm càng đẹp, càng tròn và cân đối. Cứ đi quay tròn, xoay người xong để khô rồi cạo, trà rồi tạo hoa văn, phơi khô một lần nữa rồi đem đi nung. Một ngày tính ra xoay như vậy thợ làm gốm phải đi bộ tới 7 đến 8 km. Sản phẩm đặc trưng là làm bằng tay không làm bằng khuôn nên không có cái nào giống cái nào.

Làng gốm Bàu Trúc làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
Nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc biểu diễn cách làm gốm với du khách

Gốm Bàu Trúc hoàn toàn khác so với gốm của những nơi khác. Các hoa văn trang trí trên gốm Bàu Trúc là những đường khắc vạch hình sông nước, chấm vỏ sò và hoa văn thực vật, có cả hoa văn móng tay trên vai cổ gốm rất mộc mạc. Do không phủ men, nên gốm Bàu Trúc có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu, tạo thành các sản phẩm gốm độc đáo, tính độc bản cao. Và đó cũng chính là yếu tố để nghề làm gốm ở đây nổi tiếng, vang xa.

Gốm Bàu Trúc được làm bằng đất sét pha cát

Trước đây, làng gốm Bàu Trúc chuyên sản xuất các đồ gia dụng như: Lu, chum, vại, lò, ấm, nồi…chủ yếu để tiêu thụ trong tỉnh. Từ một nghề phụ làm trong lúc nông nhàn, dần dần gốm Bàu Trúc trở thành sản phẩm hàng hóa được đưa đi trao đổi, buôn bán tại các tỉnh, thành lân cận như: Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên và một số tỉnh, thành phố khác.

Gốm Bàu Trúc có màu đặc trưng
Nghệ nhân Trương Thị Gạch

Ngày nay, gốm Bàu Trúc phát triển thêm dòng gốm mỹ nghệ được ứng dụng chế tác phong phú hơn phục vụ du lịch và đời sống thẩm mỹ. Giám đốc HTX gốm Chăm Bàu Trúc - Phú Hữu Minh Thuần cho rằng: Song song với việc áp dụng khoa học công nghệ vấn đề quan trọng nhất vẫn là con người. Theo ông Thuần, văn hóa Chăm đã in sâu vào trong tiềm thức của người dân đặc biệt là những nghệ nhân làm gốm Bàu Trúc. Chính vì vậy việc phát triển vẫn dựa trên nền tảng văn hóa Chăm để giữ được dáng vẻ và nét đặc sắc riêng. Có như vậy, gốm Chăm Bàu Trúc mới có chỗ đứng vững trên thị trường. Từ suy nghĩ đó, các nghệ nhân làng gốm đã mạnh dạn thay đổi mẫu mã, tạo ra sản phẩm mới với nhiều kiểu lạ, trang trí hoa văn độc đáo, đảm bảo chất lượng để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trải nghiệm các công đoạn làm nghề
Sản phẩm với biểu tượng văn hóa Chăm

Bên cạnh việc cải tiến dòng sản phẩm gốm dân dụng, hiện nay gốm Bàu Trúc đang đẩy mạnh phát triển dòng gốm trang trí, gốm mỹ nghệ có hàm lượng thẩm mỹ, cho giá trị kinh tế cao như: Đèn gốm trang trí, đèn ngủ, lọ hoa, bình nước, bình trà, lục bình, tháp nước, các biểu tượng văn hóa phương Tây, văn hóa phương Đông, văn hóa Chăm. Gốm Bàu Trúc hiện có hàng nghìn sản phẩm với nhiều chủng loại khác nhau, có giá từ vài chục nghìn đồng đến hàng triệu đồng/sản phẩm.

Sản phẩm gốm Bàu Trúc đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường

Hiện nay, làng gốm Bàu Trúc có khoảng 500 hộ dân thì có đến hơn 400 hộ gắn bó với nghề gốm. Trong đó có 1 HTX và 12 cơ sở sản xuất, kinh doanh gốm, tạo việc làm thường xuyên cho trên 600 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 3-5 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm gốm Bàu Trúc đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước và xuất khẩu sang một số nước trên thế giới.

Nhóm phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Cháy quán ăn ở Hà Đông, 6 người kịp chạy thoát nạn

Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội: Cần bảo đảm việc làm bền vững và sinh kế cho người dân

Bắc Giang bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Nguy cơ từ thiết bị bay siêu nhẹ, Bộ Quốc phòng đưa ra giải pháp gì?

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Dự báo thời tiết biển hôm nay 27/12/2024: Vùng biển quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 27/12/2024: Bắc Bộ rét về đêm và sáng sớm, Nam Bộ có mưa

LogiChain 2024: Góp sức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics

Tối 26/12, lại tìm thấy khách hàng trúng tiền tỷ Vietlott Power 6/55

Truyền thông quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Công đoàn VEAM: Điểm tựa cho người lao động

Bộ Nội vụ thông tin về việc bổ sung biên chế giáo viên

Doanh nghiệp da giày, dệt may thưởng Tết Nguyên đán 2025 ra sao?

TP. Hồ Chí Minh: Vì sao 2 đơn vị vận tải Đông Á và Hồng Hà bị thu hồi giấy phép?

Lịch chi trả lương hưu tháng 1 và 2 năm 2025 tại một số địa phương trên cả nước

Đoàn viên công đoàn thực hiện nghiêm túc việc đổi mới, sắp xếp tinh giản bộ máy

Khách hàng tại Đà Nẵng trúng Vietlott Power 6/55 hơn 135 tỷ đồng cuối năm

Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/12/2024: Vùng biển từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 26/12/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường