Thứ tư 20/11/2024 14:20
Bộ Công Thương

Gỡ khó cho xuất khẩu gạo

Rà soát lại khung khổ pháp lý theo hướng thuận lợi nhất cho doanh nghiệp (DN), phát triển thị trường, nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo… là những giải pháp được Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai trong năm 2017 nhằm tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu (XK) gạo.
Xây dựng các chuỗi liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ gạo là yêu cầu cấp thiết

Giải pháp kịp thời

Năm 2016, tình hình XK gạo của nước ta khá ảm đạm khi kim ngạch chỉ đạt 4,88 triệu tấn và 2,2 tỷ USD, giảm 25,8% về khối lượng và 21,2% về giá trị so với năm 2015. Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo, năm 2017, thị trường gạo sẽ sôi động hơn do nhu cầu cao từ châu Á và Trung Đông. Ấn Độ dự kiến là nước XK gạo lớn nhất thế giới; XK của Thái Lan sẽ hồi phục và XK gạo của Việt Nam sẽ khởi sắc, dù ít có khả năng đạt được mức như những năm trước.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, năm 2017 và những năm tiếp theo, dù tình hình khả quan hơn nhưng XK gạo vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn do dư thừa nguồn cung, người mua sẽ quyết định thị trường thay vì người bán như những năm trước đây. Do đó, bắt buộc phải nâng cao sức cạnh tranh cho DN XK.

Người đứng đầu ngành Công Thương nhấn mạnh, nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho XK gạo đã được Bộ Công Thương đề ra. Cụ thể, ngay những ngày đầu năm 2017, Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ và được chấp thuận bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh XK gạo. Bộ cũng đồng thời thành lập ban soạn thảo sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP theo hướng mở rộng cơ hội kinh doanh, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận thị trường và khai thác các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả XK gạo.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tổ chức đánh giá để định hướng lại công tác phát triển thị trường, tìm ra điểm mạnh và hạn chế của DN khi cạnh tranh với các đối thủ XK gạo khác. Các hoạt động xúc tiến thương mại gạo, tháo gỡ khó khăn về hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật… cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong năm 2017.

Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu

Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan đang tập trung cho công tác xây dựng thương hiệu gạo. Để làm được việc này, trước tiên, Bộ đang khuyến khích DN đẩy mạnh sản xuất theo hướng bảo đảm chất lượng sản phẩm vì nếu không có chất lượng sẽ không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường, không phát triển được thương hiệu. Các DN được khuyến khích tập trung phát triển nhóm sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng gạo trắng, hạt dài, gạo chất lượng cao (5-10% tấm), giảm tỷ trọng gạo trên 15% tấm; tăng tỷ trọng các loại gạo thơm, gạo đồ, gạo Japonica, gạo hữu cơ; đa dạng các sản phẩm chế biến từ gạo, trong đó có gạo dinh dưỡng, bột gạo để tiêu thụ tại các thị trường cao cấp như châu Âu, Bắc Mỹ…

Bộ Công Thương cũng tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy DN và người sản xuất hình thành những vùng sản xuất lớn, xây dựng các chuỗi liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ gạo và hệ thống logistics để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm; nghiên cứu, xây dựng quy hoạch các vùng canh tác gạo với những sản phẩm phù hợp với từng thị trường, có biện pháp cụ thể để ổn định về chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

"Năm 2017 sẽ có sự đổi mới thật sự mạnh mẽ cả về quan điểm, chủ trương và thể chế để hình thành các vùng sản xuất lớn nhằm phục vụ cho việc cơ giới hóa, tự động hóa và đưa công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề xây dựng thành công thương hiệu gạo" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.

Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025