Thứ hai 25/11/2024 12:25

Giờ trái đất 2022: Tắt đèn trong 1 giờ và hơn thế nữa

60+ là con số mang tính biểu tượng của Giờ trái đất 2022, với thông điệp là tắt đèn trong 1 giờ, 60 phút và hơn thế nữa, để nhắc nhở mọi cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường...

Lan toả hành động tích cực

Với mục đích nâng cao nhận thức đối với vấn đề biến đổi khí hậu, Giờ trái đất là một chiến dịch thường niên có quy mô toàn cầu do WWF - Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên khởi xướng, kêu gọi người dân và doanh nghiệp tắt đèn một giờ đồng hồ.

Chia sẻ về ý nghĩa và hoạt động của sự kiện, ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho hay, Giờ trái đất là hoạt động xã hội được khởi nguồn từ Thành phố Sydney (Úc) với mục đích kêu gọi sự chung tay, đồng lòng trong các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm. Năm 2009, Sự kiện Giờ Trái đất lan tỏa đến Việt Nam và chỉ sau 2 năm đã thu hút được sự tham gia của 63/63 tỉnh, thành trên cả nước.

Theo ông Trịnh Quốc Vũ: “60+ là con số mang tính biểu tượng của Giờ Trái đất, với thông điệp là tắt đèn trong 1 giờ, 60 phút và hơn thế nữa, để nhắc nhở mọi cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường”.

Hằng năm, ngày càng nhiều tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể tổ chức hoạt động tự nguyện tham gia hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất vì mục tiêu bảo vệ môi trường

Số liệu tổng kết hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN, sản lượng điện tiết kiệm được trên cả nước trong một giờ thực hiện hành động Tắt đèn vào khoảng 500.000 kWh. Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cho rằng, đây tuy không phải là con số lớn, nhưng có ý nghĩa tinh thần tích cực. Ngày càng nhiều người tham gia vào sự kiện Tắt đèn và các hoạt động hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất cho thấy ý thức của người dân, doanh nghiệp về vấn đề tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường được nâng lên.

“Không chỉ góp phần tiết kiệm một phần sản lượng điện tiêu thụ, chiến dịch Giờ trái đất 2022 sẽ góp phần nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của người dân, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu” – ông Trịnh Quốc Vũ nói.

Thực tế, hằng năm, ngày càng nhiều tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể tổ chức hoạt động tự nguyện thể hiện sự tham gia hưởng ứng Chiến dịch như: tổ chức truyền thông, tuyên truyền, ký thỏa thuận tự nguyện về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm rác thải… Điều này cho thấy sự chuyển biến tích cực của cộng đồng nói chung về nhận thức ý nghĩa, lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng, từ đó cũng đóng góp cho lợi ích lâu dài của đất nước.

Tắt đèn không phải là cách duy nhất để tiết kiệm điện, 60+ chỉ là con số mang tính tượng trưng. Thông qua sự kiện này, Bộ Công Thương mong muốn tinh thần sử dụng năng lượng tiết kiệm, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính được lan tỏa, không chỉ trong một giờ mà mọi lúc, mọi hoạt động sử dụng năng lượng của các cá nhân, tổ chức.

Nhiều chương trình thiết thực

Năng lượng có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mục tiêu Việt Nam đặt ra là phải tiết kiệm từ 8 - 10% lượng năng lượng cần thiết để phát triển đất nước theo kịch bản phát triển bình thường đến năm 2030. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp tại địa phương và quan trọng hơn, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thay đổi hành vi, thói quen của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vì sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai.

Theo đó, việc tiết điện có rất nhiều cách đơn giản và dễ thực hiện. Cách đơn giản là luôn ghi nhớ sử dụng năng lượng tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi bằng cách tắt đèn khi ra khỏi phòng, tắt các thiết bị điện không sử dụng, bật điều hoà ở chế độ phù hợp, tốt nhất là từ 25 độ trở lên... Ngoài ra, việc thay thế các thiết bị điện cũ, tiêu tốn nhiều điện năng bằng các thiết bị hiệu suất cao cũng là một cách đơn giản, hiệu quả.

Đặc biệt, từ năm 2013, Bộ Công Thương đã thực hiện chương trình Nhãn năng lượng, nhằm cung cấp cho người dân thông tin về hiệu quả sử dụng năng lượng của các nhóm thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng một cách minh bạch, dễ hiểu.

Ví dụ, một máy điều hoà hiệu suất năng lượng cao đạt mức 5 sao sẽ có chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn so với các thiết bị cũ, không tiết kiệm điện. Tuy nhiên, nếu xét hiệu quả sử dụng về lâu dài, cả chi phí tiền điện phải bỏ ra hàng tháng, trung bình sau 2-3 năm thiết bị này đã có mức tiết kiệm bằng hoặc hơn chi phí đầu tư ban đầu.

Chương trình Nhãn năng lượng được xây dựng dựa trên quy chuẩn quốc gia được thống nhất giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công Thương. Các tiêu chuẩn sẽ được đánh giá lại sau 5 năm, theo hướng nâng dần lên cho phù hợp với điều kiện trong nước và xu thế phát triển của khu vực và trên thế giới. Điều này nhằm tránh việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng vào thị trường trong nước, loại bỏ dần các công nghệ cũ, lạc hậu.

Bên cạnh đó, từ năm 2020, Bộ Công Thương cũng giới thiệu Giải thưởng hiệu suất năng lượng cao nhất. Giải thưởng nhằm chứng nhận các sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại, đạt hiệu suất năng lượng vượt trội trên thị trường. Qua hai năm thực hiện, Giải thưởng đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất uy tín trong và ngoài nước; đồng thời chứng nhận cho nhiều sản phẩm hiệu suất cao nhất thuộc các nhóm điều hoà không khí, máy giặt, đèn led, động cơ điện... Như vậy, người tiêu dùng đã được cung cấp nhiều công cụ để đưa ra lựa chọn thông minh hơn, đem lại nhiều lợi ích cho mình và cả cộng đồng.

Giờ trái đất năm 2022 sẽ diễn ra từ 20:30 - 21:30 ngày 26/03. Người dân tham gia sự kiện bằng cách thực hiện một trong các hoạt động (tắt đèn, trồng cây xanh, phân loại rác, tiết kiệm năng lượng, di chuyển bằng phương tiện ít phát thải...), đăng tải lên các trang thông tin cá nhân với hashtag #Giờ_Trái_Đất.
Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Giờ Trái đất

Tin cùng chuyên mục

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải