Thứ bảy 23/11/2024 00:52

Giảm phát thải khí nhà kính, yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp xuất khẩu

Giảm phát thải khí nhà kính đang trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Tại buổi tập huấn “Tổng quan về các yêu cầu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và cơ chế các-bon: Thách thức và Giải pháp ban đầu cho doanh nghiệp” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Cục Phát triển Doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 28/6, các chuyên gia của USAID nhận định, trong bối cảnh hiện nay, giảm phát thải khí nhà kính đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên toàn cầu và tại Việt Nam, nhằm giảm thiểu tác hại tiêu cực lên môi trường và hướng tới phát triển bền vững.

Tại sao việc giảm phát thải khí nhà kính lại trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp. Bởi hiện tại, rất nhiều các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam đang hướng tới sản xuất xanh, tiêu dùng xanh. Theo đó, những sản phẩm được đánh giá không đáp ứng tiêu chuẩn xanh sẽ khó có thể đáp ứng nhu cầu của quốc gia nhập khẩu, chưa kể, họ sẽ áp một loại thuế lên những mặt hàng này.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đức Trung – Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) – cho biết: Tại COP26, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa ra mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ. Cùng với hơn 100 quốc gia đã tham gia cam kết giảm phát thải metan toàn cầu vào năm 2030; cùng 140 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang sản xuất năng lượng sạch…

“Việc thực hiện các cam kết tại COP26, đặc biệt là cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược” – ông Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hiền Trang – chuyên gia về giảm phát thải của tổ chức Act Renewable có trụ sử tại Cộng hoà Liên bang Đức cho biết, giảm phát thải chưa được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó, Việt Nam lại đang đi theo xu thế của thế giới, với mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính ngày càng tham vọng. Điển hình, Luật Môi trường sửa đổi năm 2020 đã có 91 điều về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Mới đây nghị định 06/2022/NĐ-CP được ban hành ngày 7/1/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Chính phủ cũng đã có lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Theo Quyết định 01/2022/QĐ-CP đã có danh sách gần 2.000 doanh nghiệp phải thực hiện thí điểm việc báo cáo phát thải khí nhà kính vào năm 2025. Những năm tiếp theo, thị trường các-bon được hình thành, phát triển sẽ tác động sâu rộng đến nhiều mặt đời sống kinh tế của đất nước. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất có cường độ phát thải lớn sẽ phải chuyển mình.

Còn theo ông Rasmus Nedergaard – Chuyên gia về năng lượng tái tạo của tổ chức Act Renewable: Việt Nam là đối tác đứng thứ 11 về hàng hoá nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu (EU), chiếm tỷ trọng 1,8% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của EU.

Cũng theo ông Rasmus Nedergaard, 3 quốc gia EU nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam là Hà Lan: 7,849 tỷ euro; Đức: 7,68 tỷ euro và Italia 3,519 tỷ euro. Trong xu thế ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng đến mục tiêu trở thành lục địa trung hoà khí hậu vào năm 2050 (zero các-bon), EU đã đưa ra nhiều cơ chế, trong đó phải kể đến cơ chế Điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) nhằm giảm tình trạng rò rỉ các-bon. Đây là tình trạng doanh nghiệp EU tìm cách chuyển hoạt động sản xuất phát thải nhiều các-bon ra nước ngoài để tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo ở những nơi đó.

Ông Shailesh Telang – chuyên gia của Tổ chức Act Renewable – thông tin: Cơ chế Điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) sẽ áp một loại thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu vào EU. Mức thuế này sẽ phụ thuộc vào hàm lượng phát thải trong sản xuất cũng như chênh lệch giữa các-bon theo ETS của EU và giá tại các nước sản xuất. Hàng hoá sau CBAM khi vào thị trường EU sẽ trở nên đắt đỏ hơn, trừ khi doanh nghiệp thực hiện cắt giảm phát thải khí nhà kính.

“Hiện tại, CBAM đang áp dụng đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu thuộc các ngành điện, sắt thép, phân bón, nhôm và xi măng. Các doanh nghiệp có thời gian quá độ là 2 năm (từ 1/1/2023 đến 31/12/2024) để kiểm kê khí nhà kính của các doanh nghiệp cũng như việc phát thải của các đơn vị thuộc chuỗi cung ứng” ông Shailesh Telang khẳng định và cho biết thêm, phạm vi và các ngành sản xuất bị điều chỉnh bởi cơ chế CBAM sẽ tiếp tục được mở rộng trong tương lai, bao gồm nhiều sản phẩm hơn. Vì thế, CBAM sẽ tác động rất lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong thời gian tới. Cơ chế này có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU.

Từ những phân tích trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU cần nghiên cứu cư chế CBAM, đồng thời nhận thức rõ giảm phát thải khí nhà kính là xu thế tất yếu của thế giới, không thể đảo ngược được. Những thị trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng đã và đang xâu dựng các cơ chế tương tự để thực hiện các cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính, cân bằng giá các-bon giữa sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập khẩu.

Buổi tập huấn “Tổng quan về các yêu cầu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và cơ chế các-bon: Thách thức và Giải pháp ban đầu cho doanh nghiệp” nằm trong khuôn khổ dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam – IPSC do Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) là chủ dự án, được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Xây dựng chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bảo hiểm Quân đội ra mắt giao diện website mới, nâng tầm dịch vụ khách hàng

GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ

ROX Group được vinh danh 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam' năm thứ hai liên tiếp

PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

DNP Water thu về gần 1.600 tỷ đồng từ thoái vốn, đầu tư vào dự án Sông Tiền 1

PC Thừa Thiên Huế: Tiết kiệm điện nơi công sở - Nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp

PC Thừa Thiên Huế: Tự động xử lý mất kết nối thiết bị đóng cắt có điều khiển xa

Sữa Cô Gái Hà Lan thăng hạng vượt bậc trong sáng kiến tiếp cận dinh dưỡng toàn cầu.

Colos IgGold: Thêm lựa chọn chăm sóc sức khỏe chủ động của Care For Việt Nam

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giành cú đúp giải thưởng tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024

Chiến lược hợp tác quốc tế hướng đến phát triển bền vững của Tập đoàn Bamboo Capital

AEONMALL Việt Nam mang đến những cảm xúc chân thành với Cuộc thi Nhập vai 2024

J&T Express xử lý hơn 100 triệu bưu kiện trong một ngày sau đợt sale 11.11

Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam hướng đến doanh thu 1 triệu tỷ đồng năm 2024

Hội nghị Tập huấn Môi trường 2024: EVNGENCO2 khẳng định quyết tâm bảo vệ môi trường

Bảo Việt (BVH): Đạt Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm tài chính

Cuộc chiến của 'ông lớn' cà phê tại các thành phố du lịch Việt