Thứ sáu 22/11/2024 15:57

Giảm phát thải khí nhà kính

Sản xuất thép là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh ở Việt Nam và cũng là ngành gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Nhà máy Gang thép Thái Nguyên đi đầu trong sử dụng nguyên liệu sạch

 - Với mục tiêu góp phần vào Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đã chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh đầu tư công nghệ tiên tiến, cải tạo nâng cấp thiết bị nhằm giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện bảo vệ môi trường (BVMT) và phát triển bền vững.

Một trong những đặc trưng cơ bản của ngành thép là tiêu tốn nhiều năng lượng (chiếm khoảng 6% tổng tiêu thụ năng lượng của các ngành công nghiệp). Bên cạnh đó, công nghệ lạc hậu cũng khiến thời gian luyện 1 mẻ thép cao hơn nhiều so với trung bình trên thế giới.

Để khắc phục tình trạng trên, VNSTEEL đã đề xuất các giải pháp gồm: Thứ nhất, giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất gang thép ở Việt Nam thông qua việc lựa chọn công nghệ tiêu hao ít nhiên liệu, năng lượng, phát thải ít, thân thiện với môi trường, nâng cao tuổi thọ thiết bị, rút ngắn chu kỳ luyện. Sử dụng nguyên nhiên liệu sạch và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất gang, phôi thép và cán thép; sử dụng nhiệt dư và khí dư trong quá trình luyện cốc, luyện gang và luyện thép để tái sử dụng cho sản xuất gang thép. Thứ hai, đổi mới công nghệ và hiện đại hóa thiết bị trong khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản. Đầu tư các dự án có quy mô công suất lớn, công nghệ và thiết bị hiện đại nhằm đảm bảo hiệu quả cao và BVMT. Thứ ba, tuyên truyền sâu rộng để mọi người trong ngành hiểu và thực hiện pháp luật về BVMT. Kiện toàn tổ chức quản lý tài nguyên và môi trường; đào tạo nguồn nhân lực cũng như tăng cường nguồn tài chính và đầu tư nghiên cứu khoa học về BVMT.

Theo ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, ngành thép cần đầu tư chiều sâu để cải tạo các thiết bị sẵn có, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến và tổ chức sắp xếp lại sản xuất để giảm tiêu hao năng lượng và tăng tính hiệu quả trong sản xuất. Đối với những nhà máy có thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu cần đầu tư cải tạo, nâng cấp nhằm tăng tỷ lệ quặng thiêu kết và vê viên, thay quặng sống nạp vào lò cao, giảm tiêu hao than cốc cho luyện gang, xử lý thép phế thải trước khi nạp vào lò điện hồ quang.

Hiện VNSTEEL đang tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý kinh tế và BVMT nhằm tận dụng tối đa nguồn lực cho phát triển sản xuất - kinh doanh. Đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các chuyên gia và tổ chức quốc tế về kinh nghiệm và nguồn lực trong ứng phó với BĐKH.

Thời gian qua, nhờ áp dụng đầu tư mới hệ thống lọc bụi, ngành thép đã giảm được lượng khí bụi thải phát tán ra môi trường trong quá trình sản xuất gang thép, giảm được lượng phát thải khí nhà kính. Nếu tính trên tổng sản lượng thép sản xuất bằng lò điện hàng năm của toàn ngành thì số tiền tiết kiệm được lên đến hàng chục tỷ đồng. Điển hình là Nhà máy thép Pomina tận dụng được khí thải ở nhiệt độ 300 - 400OC trong lò để sấy phế liệu trước khi đưa vào luyện. Nhờ đó, giảm tiêu hao điện cho quá trình luyện thép tới 30%, giảm chi phí sản xuất hơn 10 USD/tấn. Bên cạnh đó, việc sử dụng gang lỏng trong phối liệu, loại bỏ tất cả các lò điện có dung lượng nhỏ hơn 10 tấn, kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị và chuẩn bị nguyên liệu… cũng góp phần giảm tiêu thụ nhiên liệu khoảng gần 20%. Các Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thép Biên Hòa cũng thực hiện rất tốt các giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính bằng việc sử dụng công nghệ ít tiêu tốn vật tư và “nguyên liệu sạch”, kết hợp với biện pháp xử lý cuối nguồn. Đồng thời, tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất - kinh doanh nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp. 

Vương Đức

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Khí nhà kính

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất