Chủ nhật 29/12/2024 17:49

Giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%: Kỳ 1: Khó khăn liền kề, vốn ưu đãi lại rất “xa”

Gói hỗ trợ lãi suất 2% được đánh giá như “phao cứu sinh” cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Tuy nhiên, việc triển khai lại không hề đơn giản.

Doanh nghiệp than khó

Hơn 2 tháng sau khi Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được Chính phủ ban hành, và gần 1 tháng khi Ngân hàng Nhà nước chính thức triển khai chính sách này trên toàn hệ thống, doanh nghiệp của chị Nguyễn Phương Bắc tại Đông Anh, Hà Nội vẫn chưa qua được “cửa” xét hồ sơ vay vốn.

“Khó lắm, không biết đến cuối năm có vay được đồng nào không”, là câu trả lời của chị Bắc khi được hỏi về hành trình “gõ cửa” ngân hàng tiếp cận gói vay lãi suất ưu đãi.

Doanh nghiệp nhỏ này thuộc lĩnh vực may mặc, gia công quần áo đồng phục và bảo hộ lao động. Sau một thời gian đóng cửa vì dịch Covid-19, khi hoạt động trở lại chị Bắc cần vốn lưu động khoảng 1 tỷ đồng để nhập nguyên liệu sản xuất và trả lương cho người lao động, đồng thời thay mới một số máy may. Tuy nhiên, tài sản bảo đảm không có, chỉ có hợp đồng chấp nhận mua hàng của đối tác nên ngân hàng còn đang chần chừ trong việc xét hồ sơ.

“Tôi cũng đã trao đổi với nhân viên tín dụng rằng có nhiều đối tác đặt hàng rồi, có cả những hợp đồng mua hàng đã được ký nhưng do không có tài sản bảo đảm nên ngân hàng chưa “quyết” cho vay. Nhà xưởng liền với nhà ở, sổ đỏ thế chấp ngân hàng để xây nhà nên giờ tôi cũng không có tài sản để thế chấp cho khoản vay này” - chị Bắc bộc bạch.

Ngân hàng khó giải ngân bởi bị "bó" room tín dụng

Không riêng gì doanh nghiệp của chị Bắc, tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chỉ vui mừng với gói vay giảm lãi suất 2% ở trên giấy.!

Ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Dony cho biết: khi có thông tin được vay ưu đãi vốn với lãi suất 2% doanh nghiệp đã rất phấn khởi và tìm cách tiếp cận. Dù vậy tới nay doanh nghiệp này vẫn chưa tiếp cận được vì phía ngân hàng còn đợi các hướng dẫn, và họ bảo là khi nào có những thông tin hướng dẫn cụ thể sẽ liên hệ lại với doanh nghiệp.

Tương tự, ông Lưu Cẩm Hùng - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) hoa lan Đa Phước (TP. Hồ Chí Minh) - cho hay, dù hợp tác xã đã được chính quyền địa phương hướng dẫn tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ cũng như đáp ứng được điều khoản phải có tài sản thế chấp nhưng việc định giá tài sản là đất nông nghiệp lại rất thấp. Do đó, cho mức lãi suất được hỗ trợ rất hấp dẫn nhưng các hộ dân trong hợp tác xã cũng không được vay nhiều do mức định giá tài sản còn nhiều bất cập.

Theo ông Trần Như Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho tới nay vẫn có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận được gói vay ưu đãi này. Lý giải nguyên nhân ông Tùng cho biết, doanh nghiệp nhỏ thường bị phía ngân hàng thương mại định giá thiếu “thanh khoản” nên khó có thể tiếp cận được khoản vay. “Kinh nghiệm từ những gói hỗ trợ trước cho doanh nghiệp phục hồi chúng tôi thấy rằng, về quan điểm, chủ trương là rất tốt nhưng khi thực hiện thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chạm tay vào các gói hỗ trợ này”- ông Tùng cho biết.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Khánh - Phó chủ tịch Hội Da giày chia sẻ: “Thực tế bây giờ các doanh nghiệp ngành da giày đều thế chấp hết tài sản. Đối với doanh nghiệp nhỏ thì rất là khó, nhất là 2 năm liền kề thì phải báo cáo tài chính như thế nào mới hy vọng vay được, mà 2 năm dịch vừa rồi thì các doanh nghiệp rất khó khăn về báo cáo tài chính.”

Ngân hàng bị “bó” bởi rom tín dụng và quy định về “chuẩn” vay Về kế hoạch, dự kiến triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, cơ quan này đã kịp thời, chủ động theo thẩm quyền xem xét, phân bổ lại hạn mức cho các ngân hàng thương mại để tổng số vốn kế hoạch nằm trong mức vốn 40.000 tỷ đồng được giao trong 2 năm 2022 - 2023.

Thực tế, một số ngân hàng cũng đã rục rịch triển khai gói tín dụng này. Đơn cử như SHB vừa công bố tung gói hỗ trợ lãi suất 710 tỷ đồng trên toàn hệ thống, giảm trực Tại chi nhánh Agribank Bình Định, ngân hàng đã rà soát và xác định được khoảng 150 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có vay vốn trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến 20/5/2022 và đang hoàn tất các thủ tục để hỗ trợ những khách hàng đủ điều kiện theo đúng các quy định của Chính phủ và NHNN.

Tại TP. Hồ Chí Minh, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn đã đăng ký tham gia cho vay gói hỗ trợ lãi suất này như Agribank, BIDV, VietinBank, ACB, OCB… Các ngân hàng đã hoàn tất việc triển khai nghiệp vụ, quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn nội bộ cho các tổ chức tín dụng cũng như nội bộ các tổ chức tín dụng đã tập huấn và ban hành quy trình nghiệp vụ, công tác quản lý, quản trị để tổ chức triển khai gói này. Để gói này này đi đúng địa chỉ, đúng đối tượng, NHNN sẽ tăng cường công tác thanh tra, theo dõi, giám sát, theo dõi tình hình để chính sách được triển khai công khai, minh bạch, phát huy tốt hiệu quả.

“Đang triển khai” là câu trả lời chung của không ít ngân hàng khi được hỏi về tiến độ giải ngân của gói tín dụngnày. Và có thể thấy đến thời điểm này, rất ít hồ sơ được phê duyệt. Có quá nhiều vướng mắc khi muốn “lấy tiền” từ ngân hàng mà một trong số đó phải đáp ứng chuẩn tín dụng. Một trong những nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là không hạ chuẩn cho vay. Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật khi vay, không phải cứ khó khăn là được hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp cho rằng đây chính là điểm hạn chế của gói hỗ trợ. Khi các ngân hàng vẫn giữ chuẩn mực cho vay an toàn thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa, yếu kém, không có tài sản bảo đảm sẽ không thể tiếp cận được.

Khó khăn được chỉ ra khiến việc giải ngân chậm, khách hàng vay vốn khó tiếp cận gói hỗ trợ không chỉ nằm ở “sức khoẻ” của khách hàng mà còn ở phía ngân hàng. Nhiều ngân hàng thương mại cũng cho rằng rất khó xử trong chuyện cho vay, không phải ngân hàng không hỗ trợ, mà các tiêu chí giải ngân vẫn phải đạt chuẩn, tránh tình trạng nợ xấu, ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm. Thực tế, gói tín dụng hỗ trợ lãi suất lớn đến mấy cũng không có ý nghĩa, nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện vay.

Bên cạnh đó, “room” tín dụng của nhiều ngân hàng đã gần hết, trong khi đề xuất nới “room” chưa được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt cũng là một nguyên nhân được đề cập. Điều này có thể hiểu, khi tín dụng 6 tháng đầu năm nay nền kinh tế đạt trên 11,4 triệu tỷ, tăng 9,35% (cùng kỳ năm 2021 tăng 6,47%). Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát.

Với mức tăng gần 10% trong 2 quý đầu năm, trong khi tín dụng cả năm nay được ngành ngân hàng đặt mục tiêu ở mức 14%, mà 2 quý cuối năm thường được xem là “cao điểm” của tăng trưởng tín dụng, thì việc các nhà băng phải cân nhắc giải ngân sao cho hài hoà, hợp lý, đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng cũng là dễ hiểu nếu họ không được cấp thêm hạn mức cho vay mới.

Chia sẻ về nội dung này, đại diện lãnh đạo một ngân hàng thương mại Nhà nước cho biết, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở nhiều chi nhánh hiện đã khá cao nên từ nay đến cuối năm không còn nhiều dư địa để mở rộng tín dụng.

Kỳ 2: Hạ chuẩn vay có thể gây hệ luỵ cho nền kinh tế

Linh - Hòa - Dương
Bài viết cùng chủ đề: Hỗ trợ lãi suất

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác tình trạng kẻ gian phá máy ATM để chiếm đoạt tiền ngân hàng

Động thái mới nhất của nhà điều hành về quản lý thị trường vàng

Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm