Giá tiêu hôm nay 31/7/2024: Giá tiêu điều chỉnh giảm, rời mốc 150.000 đồng/kg
Giá tiêu trong nước hôm nay
Giá tiêu hôm nayngày 31/7/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ đồng loạt giảm nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 148.000 -149.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk là 149.000 đồng/kg.
Cụ thể,giá tiêu Đắk Lắkđược thu mua ở mức 149.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 148.000 đồng/kg giảm nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận giữ ở mức 149.000 đồng/kg giảm nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay giảm nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 149.000 đồng/kg, giảm nhẹ 1.000 đồng/kg giá so với ngày hôm qua; tại Bình Phước giá tiêu hôm nay giữ ở mức 148.000 đồng/kg giảm nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Giá tiêu hôm nay 31/7/2024: Giá tiêu điều chỉnh giảm, rời mốc 150.000 đồng/kg |
Như vậy, giá tiêu trong ngày hôm nay đồng loạt giảm tại một số địa phương ở vùng trồng trọng điểm, ghi nhận mức giá cao nhất 149.000 đồng, dao động ở vùng giá 148.000 – 149.000 đồng/kg.
Giá tiêu thế giớihôm nay
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu đen Indonesia giảm so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil và tiêu Malaysia không thay đổi. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay ổn định.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 7.138 USD/tấn,giảm 0,21%, giá tiêu trắng Muntok đạt 8.747 USD/tấn, giảm 0,21%.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil được giữ ổn định ở mức 6.950USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia cũng được giữ ổn định ở mức 7.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam đồng loạt giữ giá ở mốc cao giao dịch ở 6.000 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn .
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong quý II/2024, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam đạt 84.609 tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng mạnh 49% về lượng và 67,1% về trị giá so với quý I, đồng thời tăng 10,5% về lượng và 57,5% về trị giá so với quý II/2023.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 141.392 tấn với trị giá thu về 629,9 triệu USD, giảm 7,4% về lượng nhưng tăng 30% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái nhờ giá tăng cao.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong quý II/2024 đạt 4.657 USD/tấn, tăng 12,1% so với quý I và tăng 42,5% so với quý II/2023. Tính chung 6 tháng đầu năm tăng 40,7% so với cùng kỳ, đạt mức 4.455 USD/tấn.
Giá tiêu tăng vọt trong thời gian qua chủ yếu là do lo ngại thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, đặc biệt là tại hai nước quyết định nguồn cung trên thế giới là Brazil và Việt Nam đều bị giảm sản lượng do ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết El Nino gây hạn hán, trong khi nhu cầu lại tăng cao tại một số thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Nhiều chuyên gia nhận định, dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu sẽ được thị trường tiếp tục ghi nhận và phản ánh trong thời gian tới cho đến khi giáp hạt.
Chi phí vận chuyển hàng hóa tăng nhanh và tắc nghẽn cảng ở châu Á cũng tác động đến giá cả ở các thị trường nhập khẩu, và có thể gây ra sự chậm trễ vận chuyển, khiến giá tăng trong trung và dài hạn.
Theo ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), mỗi chu kỳ tăng giá thường kéo dài trong khoảng 10 năm, nên không chỉ năm nay, giá hạt tiêu sẽ còn tiếp tục ở mức cao trong nhiều năm tới.
Thị trường vẫn đang phụ thuộc nhiều vào kết quả của Hội nghị tổng kết tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành hàng gia vị 6 tháng đầu năm 2024 và định hướng sản xuất, kinh doanh cho 6 tháng cuối năm 2024, của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) diễn ra ngày 31/7.
Nếu những thông tin về sản lượng vụ vừa qua và các đánh giá của chuyên gia, doanh nghiệp trong Hội nghị tổng kết 6 tháng kém khả quan, điều này sẽ thúc đẩy giá tiêu nội địa vào đợt tăng mới.
This browser does not support the video element.
*Thông tin mang tính tham khảo. Giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm, từng địa phương.