Giá tiêu hôm nay 26/7: Dao động quanh mốc 70.000 – 74.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước chững lại và đi ngang sau 2 phiên điều chỉnh tăng mạnh. Hiện giá tiêu tại các vùng trồng trọng điểm trong nước đã lấy lại mốc 74.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 72.000 – 72.500 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 70.500 – 71.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 70.000 – 70.500 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 73.500 – 74.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 – 72.500 đồng/kg.
Sau khi tăng mạnh trong 2 phiên liên tiếp, giá tiêu có dấu hiệu chững lại trước cuộc họp tháng của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Trên thị trường thế giới, cộng đồng Hồ tiêu quốc tế duy trì niêm yết giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam từ đầu tháng. Theo đó, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l ở mức 3.650 USD/tấn, loại 550g/l ở mức 3.900 USD/tấn, tiêu trắng 5.700 USD/tấn.
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước duy trì ổn định |
Theo tổng kết của Diễn đàn Hồ tiêu quốc tế, thị trường tuần qua tiếp tục cho thấy phản ứng trái chiều. Tuy nhiên diễn biến đã không giống giai đoạn trước. Cụ thể, chỉ tiêu trắng của Trung Quốc được báo cáo giảm, còn lại đều xu hướng tích cực.
Kết quả cuộc họp của Fed được công bố vào ngày 26/7, cũng như dữ liệu GDP của Mỹ dự kiến được công bố vào ngày 27/7 có thể sẽ khiến thị trường biến động mạnh trong tuần này. Nhiều khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 hoặc thậm chí 100 điểm cơ bản trong tuần này. Đồng USD tăng cao sẽ gây thêm khó khăn cho thị trường hàng hóa nói chung, giá tiêu nói riêng.
Tỷ giá đè nặng lên giá tiêu, trong khi thị trường xuất khẩu lớn nhất từ đầu năm của hồ tiêu Việt Nam là Mỹ, kế đó châu Âu đang bị bóng đen lạm phát bao trùm. Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu và nhập khẩu Mỹ đang phải chịu mức thuế vận chuyển cao nhất trên thế giới, trong khi tình trạng chậm trễ tại một số cảng vẫn đang tiếp diễn. Ngoài giá cước vận chuyển container kỷ lục trong 2 năm, hiện các nhà xuất khẩu và nhập khẩu Mỹ lại phải đối mặt với phí lưu kho container tại cảng và tại kho của khách (Demurrage & Detention hay D&D) cao kỷ lục mà các hãng container trên toàn thế giới đưa ra.