Thứ ba 26/11/2024 14:32

Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao: Cách nào “hạ nhiệt”?

Bộ Tài chính đề nghị giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, trong đó lúa mỳ và ngô, nhằm hạ nhiệt giá thức ăn chăn nuôi trong nước đã tăng mạnh trong thời gian qua.

Giá ngô, lúa mì liên tục tăng từ 30 - 35%

Theo Bộ Tài chính, từ tháng 10/2020 đến nay, giá các loại nguyên liệu chính cho chăn nuôi như ngô, lúa mỳ liên tục tăng cao với mức tăng trung bình từ 30 - 35%, kéo theo giá thức ăn chăn nuôi quý I/2021 tăng đáng kể so với quý IV/2020 và có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Hiện, khoảng 45 - 50% trang trại gia cầm lớn treo chuồng và 70 - 75% gia trại, số hộ chăn nuôi tạm ngừng tái đàn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung trong nước về sản phẩm gia cầm.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn tới việc tái đàn

Hiện nay, Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn, trong khi nhu cầu lên tới 27 triệu tấn các loại. Do đó, Việt Nam nhập khẩu khoảng 70 - 80% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhất là các mặt hàng như ngô, lúa mỳ, đỗ tương. Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, năm 2019, Việt Nam chi 6,862 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Năm 2020, con số này là 7,162 tỷ USD. Thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu trị giá 2,48 tỷ USD, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu cộng cả dầu, mỡ động - thực vật, đậu tương, lúa mỳ, ngô…, tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này đã lên tới 5,83 tỷ USD.

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu

Trước đà tăng giá chưa có hồi kết của thức ăn chăn nuôi, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã có công văn gửi cơ quan chức năng kiến nghị giảm 50% thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Ngoài ra, Ủy ban Ngũ cốc Hoa Kỳ cũng có văn bản kiến nghị giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) đối với mặt hàng ngô và lúa mỳ xuống 0%. Tại cuộc họp cuối tháng 6/2021 với Bộ Tài chính, đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ đề nghị giảm thuế nhập khẩu MFN đối với các mặt hàng này để giảm giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ xem xét điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của mặt hàng lúa mỳ, mã HS 1001.99.99 từ 3% xuống 0%; giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của mặt hàng ngô, mã HS 1005.90.90 từ 5% xuống 3% nhằm góp phần giảm giá đầu vào với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Theo ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong thời điểm khó khăn hiện nay, việc xem xét điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng lúa mỳ từ 3% xuống 0%, và ngô từ 5% xuống còn 3% là giải pháp thiết thực nhất để hỗ trợ doanh nghiệp và ngành chăn nuôi trong nước.

Theo Bộ Tài chính, bên cạnh góp phần bình ổn giá, giảm giá thành đầu vào cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, việc giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN theo phương án dự kiến còn góp phần giảm giá cho ngành sản xuất khác như bánh kẹo, thực phẩm. Qua đó, hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn do giá nguyên liệu tăng cao, góp phần cân bằng cán cân thương mại với các đối tác thương mại quan trọng của nước ta.

Cục Chăn nuôi khuyến cáo, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước như khô dầu, hạt điều, cám điều, bã sắn, cám gạo... nhằm thay thế nguồn nhập khẩu để chế biến thức ăn chăn nuôi.
Việt Anh

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần