Thứ tư 27/11/2024 06:35

Giá ngô tăng mạnh, có đáng lo ngại?

Là quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới về nhập khẩu ngô, Việt Nam vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài.

Vào tuần trước, giá mặt hàng này bất ngờ đảo chiều và có đến chuỗi 4 phiên liên tiếp phục hồi. Trước diễn biến này, nhiều doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam không khỏi lo ngại…

Diễn biến giá ngô CBOT trong một năm qua

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đà hồi phục liên tục của giá ngô trong các phiên gần đây chủ yếu là do thị trường phản ứng trước thông tin Trung Quốc bất ngờ đặt mua một số lượng đơn hàng lớn từ Ukraine. Mặc dù chưa có số liệu chính xác, một số thương nhân châu Âu ước tính rằng, có tới 240.000 - 600.000 tấn ngô của Ukraine sẽ được xuất sang quốc gia châu Á này.

Quay trở lại giai đoạn nửa đầu năm 2021, khi Trung Quốc ồ ạt nhập khẩu hàng tấn ngô của Mỹ, giá mặt hàng này tăng nóng tới hơn 50%. Câu hỏi đặt ra, liệu động thái mua hàng gần đây có phải là dấu hiệu cho thấy nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đang hồi phục và là động lực hỗ trợ cho giá ngô tăng trở lại?

Trung Quốc mua ngô Ukraine, có phải là bất thường?

Trước khi chiến tranh biển Đen xảy ra, Trung Quốc đã là quốc gia mua hàng ngô lớn nhất của Ukraine, chiếm tỷ trọng khoảng 20% trên tổng lượng xuất khẩu ngô của quốc gia này kể từ năm 2018. Ở chiều ngược lại, Ukraine cũng là một trong những đối tác cung cấp ngô chủ lực cho Trung Quốc, khi đóng góp gần 1/3 tổng khối lượng ngô nhập vào nước này.

Tuy nhiên, sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc biển Đen và xung đột trong khu vực liên tục diễn ra, các con đường xuất khẩu ngũ cốc quan trọng của Ukraine đã bị gián đoạn, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động thương mại giữa quốc gia này với các nhà mua hàng ở châu Á.

Nhập khẩu ngô hàng tháng của Trung Quốc

Cho tới thời điểm hiện tại, nhờ thành công xây dựng các tuyến đường xuất khẩu thay thế, nguồn cung ngô giá rẻ từ Ukraine đã quay trở lại và được đẩy mạnh ra thị trường quốc tế. Giá ngô của Ukraine đang ở mức thấp nhất thế giới, cạnh tranh hơn nhiều so với nguồn cung từ một số quốc gia sản xuất hàng đầu như Mỹ và Brazil. Bối cảnh thị trường hiện nay đang giúp Ukraine dần lấy lại thị phần xuất khẩu ngô sang Trung Quốc.

Theo MXV, đây là lý do vì sao thời gian gần đây, Trung Quốc lại nhập khẩu số lượng lớn ngô, đặc biệt là khi quốc gia này đang dần tự chủ về nguồn cung trong nước nhằm giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài. Theo một nguồn tin của MXV, hai tháng đầu năm nay, tổng lượng ngô nhập vào nước này đã giảm tới hơn 18%, từ mức 5,3 triệu tấn cùng kỳ năm 2023.

Nguồn cung Mỹ mới cần được theo dõi sát

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam nhận định: “Hiện nay, nền kinh tế toàn cầu vẫn còn phải đối mặt với rủi ro lạm phát, cho nên yếu tố tác động lên biến động giá nguyên liệu không phải đến từ nhu cầu. Thay vào đó, thông tin về tình hình sản xuất, nguồn cung và xuất khẩu của quốc gia đứng đầu trong cơ cấu sản lượng ngô thế giới - Mỹ mới là điều các doanh nghiệp cần chú ý”.

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam

Trong những năm gần đây, dòng chảy thương mại ngô từ Mỹ sang các nước nhập khẩu chủ lực đã có nhiều những thay đổi. Trước áp lực cạnh tranh mạnh mẽ bởi Brazil - quốc gia xuất khẩu ngô số 1 toàn cầu, thị phần ngô Mỹ tại thị trường Trung Quốc đã sụt giảm đáng kể. Trong năm 2023, lượng ngô mà Mỹ xuất sang quốc gia tỷ dân này thấp hơn tới hơn 60%, so với mức khoảng 16 triệu tấn của năm trước đó.

Xuất khẩu ngô hàng tháng của Mỹ

Mặc dù vậy, nhu cầu cao tại Mexico - đối tác nhập khẩu ngô truyền thống của Mỹ đã giúp doanh số bán hàng của nước này vẫn duy trì ở mức ổn định, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), lũy kế bán hàng ngô niên vụ 2023/24 của Mỹ tính tới ngày 8/2 đã đạt 36,2 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Mexico chiếm tới gần 45% thị phần nhập khẩu /chu-de/gia-ngo.topic của Mỹ, mức cao kỷ lục lịch sử trong cùng giai đoạn này.

Không còn nhiều “động lực” cho giá nguyên liệu tăng

Bên cạnh xuất khẩu, hiện tại, các tổ chức nông nghiệp và hãng tin lớn đã bắt đầu để ý và đưa ra các số liệu dự báo về mùa vụ chuẩn bị được gieo trồng bắt đầu vào tháng 4 tới đây tại Mỹ. Đáng chú ý nhất là Diễn đàn Triển vọng nông nghiệp tháng 2 đã công bố những ước tính đầu tiên của USDA về niên vụ mới của quốc gia này.

Trong đó, yếu tố đang thu hút nhiều sự quan tâm của thị trường là dự đoán về diện tích gieo trồng, bởi số liệu quan trọng này sẽ góp phần quyết định quy mô mùa vụ của nhà sản xuất hàng đầu thế giới. USDA dự báo nông dân Mỹ sẽ trồng ít hơn 3,6 triệu mẫu ngô so với niên vụ 2022/23, chủ yếu do tỷ lệ giữa giá đậu tương và ngô đang phản ánh mức lợi nhuận hấp dẫn hơn từ việc trồng hạt có dầu. Mặc dù điều này dẫn tới mức sản lượng ngô thấp hơn, nhưng nhờ vụ thu hoạch kỷ lục trong cuối năm 2023, tồn kho cuối niên vụ của Mỹ dự kiến vẫn sẽ đạt mức cao nhất trong 60 năm trở lại đây.

Ông Quang Anh cho biết thị trường ngô sẽ khó tiếp tục tăng nóng như giai đoạn vừa qua do sản lượng tại Mỹ trong năm nay dồi dào hơn và đè nặng đến giá loại nguyên liệu này. Doanh nghiệp chăn nuôi cần chú ý theo dõi các dự báo tiếp theo về diện tích canh tác vụ mới từ Báo cáo triển vọng gieo trồng (Prospective Plantings) được USDA phát hành vào đêm 29/03.

Một số chuyên gia còn cho rằng nhiều khả năng mùa xuân ở Mỹ sẽ đến sớm và diện tích trồng ngô có thể cao hơn một chút so với ước tính ban đầu 91 triệu mẫu của USDA. Nếu quy mô vụ ngô năm nay của Mỹ lớn hơn dự kiến, triển vọng nguồn cung gia tăng sẽ tiếp đà suy yếu cho giá ngô, từ đó, các doanh nghiệp nhập khẩu nước ta có thể tận dụng cơ hội mua hàng với giá thấp hơn.

Như Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần