Thứ bảy 10/05/2025 08:14

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ.

Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩungô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình 242,94 USD/tấn, tăng 28,9% về lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với năm 2023.

Trong đó, riêng tháng 12/2024 đạt 1,41 triệu tấn, tương đương 343,29 triệu USD, giá trung bình 244,2 USD/tấn, giảm 4,99% về lượng, giảm 2,68% về kim ngạch nhưng tăng 2,43% về giá so với tháng 11/2024; so với tháng 12/2023 thì tăng 3,96% về lượng, nhưng giảm 1,07% về kim ngạch và giảm 4,84% về giá so với cùng kỳ.

Nhập khẩu ngô của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD. Ảnh minh họa

Argentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong năm 2024, chiếm 51,1% trong tổng lượng và chiếm 50,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 6,4 triệu tấn, tương đương trên 1,53 tỷ USD, tăng cả về lượng và kim ngạch so với năm 2023, với mức tăng tương ứng 98,1% và 60%, nhưng giá giảm 19,2%; riêng tháng 12/2024 đạt 569.354 tấn, tương đương 137,16 triệu USD, giá 240,9 USD/tấn, tăng 18,7% về lượng, tăng 21% kim ngạch so với tháng 11/2024 và giá tăng 1,89%; so với tháng 12/2023 thì tăng rất mạnh 598,4% về lượng, tăng 596,7% về kim ngạch, nhưng giá giảm 0,25% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, năm 2024 đạt 4,9 triệu tấn, tương đương 1,19 tỷ USD, giá 242,8 USD/tấn, chiếm trên 39% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 15,7% về lượng, nhưng giảm 3,2% về kim ngạch và giá giảm 16,3% so với năm 2023.

Ngoài Argentina và Brazil, Việt Nam còn nhập khẩu ngô từ các thị trường khác như Lào, Thái Lan, Ấn Độ và Myanmar.

Trong đó, nhập khẩu ngô từ thị trường Lào năm 2024 đạt 100.744 tấn, tương đương 24,7 triệu USD, giá 245,2 USD/tấn, chiếm trên 0,8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm 4% về lượng, giảm 28% về kim ngạch và giá giảm 25% so với năm 2023.

Tương tự, nhập khẩu từ Thái Lan đạt 3.905 tấn với giá trị 14,698 triệu USD, giảm lần lượt 40,8% về lượng và 28,03% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, lượng ngô nhập khẩu từ Ấn Độ giảm mạnh tới 99,78% về lượng và 98,11% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 2.619 tấn với giá trị 6,9 triệu USD. Nhập khẩu từ Myanmar đạt 2.000 tấn, trị giá 540.000 USD, giảm mạnh tới 94,76% về lượng và giảm 95,64% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam tăng cường nhập khẩu ngô các loại

Ngô là mặt hàng quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngô thường chiếm khoảng 25-40% trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm tùy theo giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý của cơ thể của loại vật nuôi. Mặt hàng này cũng gắn chặt với chăn nuôi, với những nước sản lượng ngô càng nhiều, chăn nuôi càng phát triển.

Việt Nam là một trong số 30 quốc gia trồng ngô lớn nhất trên thế giới nhưng đồng thời cũng nằm trong nhóm các quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới, đứng sau Trung Quốc, châu Âu, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ai Cập.

Việc tăng nhập khẩu ngô của Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu cao của ngành chăn nuôi trong nước, đặc biệt là sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong khi sản lượng ngô trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu và thời tiết bất lợi cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng và chất lượng ngô trong nước, làm tăng nhu cầu nhập khẩu để bù đắp.

Giá ngô thế giới dự kiến sẽ có xu hướng giảm thêm do thị trường chịu sức ép trước lời đe dọa áp thuế đối với các đối tác thương mại lớn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, bên cạnh triển vọng vụ mùa bội thu tại khu vực Nam Mỹ.

Năm 2023, sản lượng ngô của Việt Nam ước tính đạt khoảng 4,5 triệu tấn, giảm so với những năm trước. Diện tích trồng ngô cũng thu hẹp, còn khoảng 800.000 ha do nông dân chuyển đổi sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025