Thứ năm 28/11/2024 01:56

Giá kim loại giảm sâu, dấu hiệu của suy thoái kinh tế?

Theo Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam, nhóm kim loại cơ bản, giá đồng trên Sở Comex giảm hơn 2% về gần 9.200 USD/tấn, giá quặng sắt lao dốc gần 8% về 127 USD/tấn.

Kết thúc tuần giao dịch 09/05 – 15/05, chỉ số MXV-Index tiếp tục suy yếu và một lần nữa đánh mất mốc hỗ trợ tâm lý quan trọng 3.000 điểm. Sự phân hóa chỉ diễn ra đối với 3 nhóm nông sản, công nghiệp và năng lượng, trong khi lực bán áp đảo hoàn toàn ở nhóm Kim loại đã khiến chỉ số MXV-Index Kim loại giảm mạnh gần 5%. Chỉ số hàng hóa MXV-Index đóng cửa tuần với mức giảm 1,28% về 2.975,07 điểm.

Bất chấp đà suy yếu của chỉ số chung, dòng tiền của giới đầu tư trong nước tiếp tục chảy vào thị trường hàng hóa, sau khi đã có sự gia tăng mạnh mẽ trong tuần đầu của tháng 5. Không chỉ các nhà đầu tư cá nhân, các doanh nghiệp trong nước cũng đã bắt đầu tìm đến kênh giao dịch hàng hóa để thực hiện bảo hiểm rủi ro, phòng vệ trước sự biến động của giá hàng hóa thế giới, cũng như sự sụt giảm trên các thị trường đầu tư truyền thống.

Theo Khối Quản lý Giao dịch của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá trị giao dịch trung bình toàn Sở trong tuần vừa qua đạt hơn 6.000 tỉ đồng mỗi phiên, tăng gần 10% so với tuần trước đó. Trong đó, giá trị của riêng nhóm kim loại đã tăng gấp đôi, và chiếm gần 25% tổng giá trị giao dịch, đạt tỉ trọng cao nhất kể từ khi số liệu này được MXV công bố.

MXV-Index và Giá trị giao dịch

Đồng Dollar Mỹ tăng giá mạnh gây sức ép lên nhóm kim loại

Chỉ số Dollar Index tiếp tục có tuần tăng thứ 6 liên tiếp, lên mức cao nhất trong vòng gần 20 năm, là nguyên nhân chính gây sức ép lên giá các mặt hàng niêm yết bằng đồng Dollar trong tuần vừa qua.

Mặc dù dòng tiền trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ đang thoái dần khỏi các kênh đầu tư có tính rủi ro cao ở thời điểm hiện tại như chứng khoán, tiền điện tử, tuy nhiên vai trò trú ẩn của nhóm kim loại quý vẫn đang bị thất thế trước đồng bạc xanh, và các nhà đầu tư đang có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.

Bên cạnh đó, dòng tiền cũng có sự dịch chuyển sang thị trường trái phiếu, sau khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất kể từ năm 2018, khiến cho thị trường này hấp dẫn hơn so với các tài sản không sinh lời như kim loại quý. Mức giảm mạnh gần 7% của lãi suất này là yếu tố giải thích hợp lý nhất cho sự sụt giảm hơn 6% của giá bạc trong tuần vừa qua, bất chấp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng Tư tiếp tục tăng cao hơn so với dự đoán của thị trường.

Cùng với mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ được công bố tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự đoán, khiến cho các công ty phải tăng giá bán để “san sẻ” áp lực về chi phí. Đây sẽ là yếu tố tiềm ẩn đẩy áp lực lạm phát tiêu dùng tăng cao trong tương lai và buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay hơn nữa trong việc kiềm chế lạm phát.

Bảng giá kim loại từ ngày 9/5-15/5/2022

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng trên Sở Comex giảm hơn 2% về gần 9.200 USD/tấn, còn giá quặng sắt lao dốc gần 8% về 127 USD/tấn. Các mặt hàng kim loại cơ bản khác cũng đồng loạt chịu sức ép bán trong bối cảnh đồng dollar không ngừng mạnh lên, khiến cho chi phí nắm giữ cao hơn, và tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc ngày một phức tạp.

Triển vọng tiêu thụ của cả đồng và quặng sắt đều đang rất tiêu cực, trong bối cảnh các nhà chức trách Thượng Hải tiến hành thắt chặt các chính sách chống dịch đến cuối tháng Năm. Thủ đô Bắc Kinh hiện cũng đang phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa để chống dịch, và có thể làm trầm trọng hơn những gián đoạn trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Bất chấp các biện pháp trấn an của các nhà chức trách, tình hình dịch bệnh sẽ còn khiến cho các hoạt động sản xuất và xây dựng bị đình trệ thêm một thời gian nữa trước khi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ xuất hiện hoặc có hiệu lực.

Thị trường sắt thép hạ nhiệt, giá HRC ở Mỹ vẫn trên 1.400 USD/tấn

Sự kết hợp của việc hạn chế sản xuất thép thô tại Trung Quốc và tỉ suất lợi nhuận thu hẹp khiến hoạt động mua sắm của các nhà máy thép trầm lắng.

Ở đất nước tỷ dân, giá thép bán thành phẩm cũng giảm theo. Giá xuất xưởng của phôi thép tiêu chuẩn tại thành phố Đường Sơn đã giảm 100 nhân dân tệ xuống 4.660 NDT/tấn (686 USD/tấn), giá thép phế liệu nội địa chủ yếu ổn định và hạ nhiệt ở một số khu vực. Giá giao ngay giảm còn 4.680 - 4.690 NDT/tấn. Theo Trung tâm Giao nhận Hàng hóa MXV, dự kiến ​​trong ngắn hạn, giá quặng sắt đường biển có nhiều biến động sẽ khiến giá thép bán thành phẩm tiếp tục giảm nhẹ 30 - 50 NDT/tấn.

Bên cạnh nguyên liệu thô quặng sắt, giá than cốc luyện kim giảm 200 NDT/tấn về mức 3.300 – 3.400 NDT tại một số thị trường, than luyện cốc giảm 100 - 350 NDT xuống 3.200 NDT/tấn.

Theo số liệu ngày 12/05, tồn kho quặng sắt tại 46 cảng chính của Trung Quốc là 141,75 triệu tấn, giảm 3,6 triệu tấn so với ngày 05/05. Tổng cộng các lô hàng quặng sắt của Australia và Brazil tới Trung Quốc trong tháng 4 đạt 45,78 triệu tấn, tăng 2% so với 45,09 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái.

Diễn biến Giá quặng sắt SGX hàng ngày

Trên thị trường thép xây dựng, giá thép nội địa biến động đáng kể trong nửa cuối tuần. So với cuối tuần trước, giá thép xây dựng giảm 70 - 130 NDT/tấn, giá thép cuộn cán nóng HRC giảm 30 - 110 NDT/tấn, giá thép cuộn cán nguội CRC giảm 40 - 150 NDT/tấn và giá thép tấm giảm 30 - 90 NDT/tấn.

Giá thép cán nóng ở Trung Quốc gần như đang ở mức thấp nhất khu vực, đạt khoảng 790 USD/tấn. Giá HRC toàn cầu có xu hướng giảm từ đầu tháng 4, ngoại trừ HRC ở Mỹ đã tăng mạnh hơn 7% trong nửa đầu tháng trước khi hạ nhiệt gần 5% xuống 1.475 USD/tấn như hiện nay.

Tổng lượng thép tồn kho của Trung Quốc trong tuần trước đạt 24,85 triệu tấn, giảm 160.000 tấn so với tuần trước nữa, trong đó tồn kho trên thị trường giảm 200.000 tấn và tồn kho tại các nhà máy thép tăng 50.000 tấn. Khối lượng giao dịch thép cây, thép tấm và HRC trong tuần lần lượt ghi nhận 81.900 tấn, 20.100 tấn và 17.200 tấn, giảm tương ứng 4,94%, 4,89% và 4,37% so với tuần trước đó. Đối với các nhà máy thép, tỷ lệ hoạt động lò cao đạt 89,65%, tăng 0,19 điểm phần trăm và tỷ lệ của lò điện hồ quang EAF là 74,11%, giảm 2,31 điểm phần trăm.

Trên thị trường nội địa, giá thép xây dựng đã giảm lần đầu tiên sau 4 tháng tăng liên tiếp do giá nguyên liệu thô đầu vào là quặng sắt giảm mạnh. Mức giảm từ 200.000 – 350.000 đồng/tấn, dao động trong khoảng 18,6 – 19 triệu đồng/tấn.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/11: Giá ngô nối dài chuỗi suy yếu

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/11: Giá dầu thế giới giảm sau tin thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/11/2024: Giá dầu thế giới tăng vọt

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%