Giá heo hơi hôm nay 29/8: Giảm nhẹ 1.000 đồng/kg tại khu vực miền Nam
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay đo ngang so với ngày trước đó và dao động trong khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg. Cụ thể, Thái Bình và Hưng Yên hiện là hai địa phương có giá heo hơi cao nhất khu vực khi đạt ngưỡng 70.000 đồng/kg. Thấp hơn hai giá, thương lái các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Tuyên Quang hiện thu mua heo hơi với giá 68.000 đồng/kg. Các địa phương khác duy trì giao dịch với giá từ 66.000 - 67.000 đồng/kg gồm Nam Định, Ninh Bình và Thái Nguyên. Còn tại Yên Bái, Lào Cai, Hà Nam duy trì giá heo hơi ở mức 65.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Giá lợn hơi tại miền Bắc đang thấp nhất cả nước |
Cùng chung xu hướng thị trường với khu vực miền Bắc, tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay duy trì đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 63.000 - 70.000 đồng/kg. Trong khi đó, Đắk Lắk duy trì vị trí xếp cuối với giá 63.000 đồng/kg trong hôm nay. Ninh Thuận và Bình Thuận không ghi nhận thay đổi mới, giao dịch tại mốc 70.000 đồng/kg. Nhiều địa phương tiếp tục thu mua với giá 66.000 đồng/kg và 67.000 đồng/kg như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định và Khánh Hòa.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay giảm nhẹ dao động trong khoảng 62.000 - 70.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, Đồng Nai điều chỉnh giá heo hơi xuống mức 68.000 đồng/kg. Trong khi đó, Tiền Giang giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 64.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại Bình Phước, Long An, Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng. Thương lái Tây Ninh và Cà Mau đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng/kg, giữ nguyên so với hôm qua.
Bảng giá heo hơi hôm nay 29/8 tại các địa phương có sự điều chỉnh
Khu vực | Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Miền Nam | Đồng Nai | 68.000 | -1.000 |
Tiền Giang | 64.000 | -1.000 |
Tại Hải Dương, thời điểm này, nhiều hộ chăn nuôi heo đang rục rịch tái đàn để phục vụ nhu cầu thực phẩm dịp cuối năm. Hiện giá cám vẫn ở mức cao trong khi giá sản phẩm bấp bênh nên người nuôi vẫn thận trọng, dè chừng khi tái đàn.
Còn tại Đồng Nai, trước thông tin, sau khi tiêm vaccine phòng dịch tả heo châu Phi, heo có dấu hiệu bỏ ăn, nóng sốt rồi chết, theo các cơ quan chức năng, trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi đăng ký mua và sử dụng vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu Phi.
Tại Vĩnh Phúc, theo Đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 được UBND tỉnh phê duyệt mới đây, tỉnh sẽ dành gần 103 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy phát triển chăn nuôi, với mục tiêu gia tăng giá trị sản xuất chăn nuôi ít nhất 3%/năm.
Trong đó, hỗ trợ chính sách phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm 60 tỷ đồng; hỗ trợ đổi mới phương thức sản xuất chăn nuôi, bao gồm xử lý chất thải, chứng nhận quy trình chất lượng và liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm hơn 34 tỷ đồng; còn lại là hỗ trợ nâng cao chất lượng giống vật nuôi, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi.
Dự kiến sau khi hoàn thành, Đề án sẽ góp phần xây dựng và củng cố các xã, vùng trọng điểm chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung, giá trị kinh tế cao gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Tạo nên các chuỗi sản xuất chăn nuôi chất lượng cao, từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu các sản phẩm chủ lực chăn nuôi của tỉnh như sữa bò, thịt lợn, thịt gà, trứng gà sạch… đưa giá trị sản xuất chăn nuôi đến năm 2025 đạt khoảng 6.500 tỷ đồng.