Thứ hai 18/11/2024 20:16

Giá hàng hóa biến động lớn: Kinh nghiệm quý cho tổ chức thị trường giao dịch tại Việt Nam

Trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến số khó lường, đảm bảo hoạt động giao dịch liên thông với thế giới luôn ổn định và thông suốt là nhiệm vụ trọng tâm của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) trong năm 2022. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Dương Đức Quang - Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Quản lý giao dịch và Công nghệ thông tin của MXV về vấn đề này.
Thưa ông, từ đầu năm tới nay hoạt động giao dịch hàng hóa diễn biến ra sao và đâu là những điểm nhấn đáng chú ý?

Trải qua những biến động chưa từng có trong quý I/2022, thị trường hàng hóa đã bước vào tháng 4 với trạng thái "bình thường mới", khi các nhà đầu tư đã quen với các vùng giá cao của hầu hết các mặt hàng nguyên liệu quan trọng. MXV ghi nhận khối lượng giao dịch giảm nhẹ so với quý I, nhưng vẫn duy trì mức tăng trưởng 30% so với trung bình năm 2021.

Ông Dương Đức Quang - Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Quản lý giao dịch và Công nghệ thông tin của MXV

Trong 4 tháng đầu năm nay, thị trường hàng hóa đã ghi nhận những biến động lớn nhất trong hàng thập kỷ. Thậm chí có một số diễn biến và sự kiện lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử, là những kinh nghiệm rất quý giá đối với MXV trong hoạt động quản lý, tổ chức và phát triển thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.

Đầu tiên phải nhắc đến đà tăng phi mã trên thị trường năng lượng. Có những thời điểm vào cuối tháng 2, giá dầu và khí đốt trên các sở giao dịch thế giới đã tăng hơn 50% so với giai đoạn đầu năm. Có những ngày giao dịch giá dầu biến động hơn 10%, là mức biến động rất ít xuất hiện trong hơn 10 năm trở lại đây. Cần lưu ý rằng, Bộ Công Thương cho phép MXV giao dịch các mặt hàng kinh doanh có điều kiện, trong đó có các sản phẩm trong nhóm năng lượng kể từ tháng 5/2020. Nghĩa là chỉ sau chưa đầy 2 năm giao dịch, các nhà đầu tư tại Việt Nam đã được trải qua những diễn biến lịch sử mà thế giới cần nhiều thập kỷ để trải nghiệm. Đây là những bài học vô giá, không chỉ với hoạt động tổ chức thị trường của MXV, mà còn đối với hoạt động giao dịch của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, nếu xét riêng về góc độ quản lý giao dịch, các thị trường như lúa mì Chicago và niken LME mới thực sự đáng chú ý, khi xuất hiện các diễn biến chưa từng có trong lịch sử. Sau căng thẳng ở khu vực biển Đen, giá lúa mì Chicago đã có 4 phiên tăng kịch trần liên tiếp, gần như trắng bên bán. Thị trường liên tục xuất hiện các bước nhảy vọt (gap up) và mở cửa ở mức kịch trần, nên chỉ có khoảng 5% lệnh chờ bán trên toàn thế giới được khớp trong giai đoạn này. Trong khi đó, giá niken tăng tới 250% chỉ trong hai ngày, khiến Sở Giao dịch Kim loại London (LME) buộc phải tạm dừng giao dịch để thay đổi một số quy định phù hợp với biến động bất thường của thị trường. Sau khi áp dụng các quy định mới, thị trường đã dần ổn định và quay trở lại trạng thái bình thường.

Với những diễn biến trên, MXV đã đúc rút được những kinh nghiệm gì để giữ được sự ổn định của thị trường giao dịch hàng hóa, thưa ông?

Về cơ bản, hoạt động giao dịch hàng hóa tại Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi các sự kiện nêu trên. Giao dịch diễn ra thông suốt, không gặp bất kỳ sự cố nào, ngay cả tại những thời điểm thị trường biến động mạnh với thanh khoản tăng đột biến. Kết quả này đến từ việc các quy trình quản lý giao dịch được tổ chức và vận hành bài bản, chuyên nghiệp, theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thị trường biến động lớn là kinh nghiệm quý cho Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

Theo tôi, yếu tố quan trọng nhất nằm ở việc duy trì tính liên thông ổn định với các Sở giao dịch thế giới. Nhận thấy sự phức tạp của diễn biến giá hàng hóa trong giai đoạn đầu năm, MXV đã ngay lập tức tăng cường nhân sự trực giao dịch 24/7, để đảm bảo nhanh chóng cập nhật các quy định, các thông báo từ các sở giao dịch liên thông. Ví dụ, ngay khi LME tạm ngừng giao dịch và điều chỉnh quy định về biên độ giá trong ngày của mặt hàng niken, MXV đã gửi thông báo tới toàn bộ thị trường giao dịch tại Việt Nam. Từ đó, các doanh nghiệp và nhà đầu tư đã nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời và tránh được những rủi ro khi giao dịch.

Bên cạnh đó, việc tự chủ công nghệ đã giúp MXV có thể nhanh chóng cập nhật, điều chỉnh các thay đổi của Sở giao dịch liên thông trên hệ thống phần mềm giao dịch. Các thay đổi về mức ký quỹ, biên độ giá, thay đổi tỷ giá nguyên tệ đều nhanh chóng được cập nhật trên hệ thống giao dịch điện tử, giúp hoạt động giao dịch diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Phần mềm M-System được các thành viên thị trường, các nhà môi giới và các nhà đầu tư đánh giá cao ở tính ổn định và liên tục được cập nhật các tính năng mới.

Vậy ông đánh giá thế nào về xu hướng hoạt động đầu tư, giao dịch hàng hóa trong quý II này?

Hiện nay, thị trường đang ở giai đoạn tái định hình lại vùng giá mới sau những biến động lớn hồi đầu năm. Tuy nhiên, do giá vẫn neo ở các mức cao nên mức ký quỹ ban đầu của các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn đang cao hơn từ 20 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo tôi, đây là nguyên nhân sẽ tạo ra sự dịch chuyển xu hướng đầu tư, từ các hợp đồng tiêu chuẩn sang các hợp đồng mini và micro, với mức ký quỹ thấp hơn đáng kể. Điều này được thể hiện rất rõ qua khối lượng giao dịch của sản phẩm dầu thô WTI micro đang liên thông với Sở NYMEX (Mỹ). Kể từ khi được MXV đưa vào giao dịch từ tháng 11/2021, dầu thô WTI micro đã có mức tăng trưởng đột phá, và đang là sản phẩm có khối lượng giao dịch lớn thứ 3 tại MXV trong quý I/2022.

Mức ký quỹ của dầu WTI micro theo quyết định số 297/QĐ/TGĐ-MXV là 963 USD/hợp đồng, bằng 10% mức ký quỹ của hợp đồng dầu WTI tiêu chuẩn. Nghĩa là chỉ với hơn 20 triệu đồng, các nhà đầu tư đã có thể giao dịch một sản phẩm trên thị trường năng lượng, với tính thanh khoản thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Đây sẽ là sản phẩm phù hợp với các quy mô đầu tư vừa và nhỏ, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các ưu điểm của hợp đồng kỳ hạn, như giao dịch T0 liên tục 24 giờ mỗi ngày; thị trường khó bị thao túng; thông tin minh bạch, đa chiều…

Xin cảm ơn ông!

Tiên Phạm (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững

Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Xây dựng trung tâm thương mại Việt Nam tại Thuỵ Điển làm 'cầu nối' cho hàng Việt Nam

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường

TS Lê Quốc Phương: Mục tiêu cao nhất của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu là đảm bảo nguồn cung