Vì sao giá gas trong nước tháng 2/2024 tiếp tục tăng? Giá gas hôm nay ngày 28/2/2024: Diễn biến về cuối tháng theo hướng nào? Giá gas hôm nay ngày 29/2/2024: Giá gas tháng 3 tăng hay giảm? |
Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 3 tại thị trường Hà Nội là 460.740 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.842.760 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt tăng 2.640 đồng/bình 12 kg và 10.560 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT) so với tháng 2.
Giá gas trong nước tăng tháng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay |
Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam (Gas South) thông báo, tăng giá gas bán lẻ từ 1/3, mức tăng cụ thể 167 đồng/kg so với tháng trước, tương đương tăng 2.000 đồng/bình 12kg và 7.500 đồng/bình 45kg. Với mức tăng này, giá gas bán lẻ của Gas South khi đến tay người tiêu dùng là 471.900 đồng/bình 12kg và 1.770.831 đồng/bình 45kg (đã bao gồm VAT).
Theo Tổng Công ty Gas Petrolimex, mặc dù hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 3 ở mức 635 USD/tấn, không thay đổi so với tháng 2 nhưng do biến động tỷ giá nên Tổng Công ty Gas Petrolimex thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, nên giá gas trong nước vẫn chịu ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế.
Tại thị trường thế giới, tại phiên giao dịch sáng 1/3/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới tăng 0,16% lên mức 1,85 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Giá khí đốt tại châu Âu nhìn chung đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm qua trong bối cảnh thời tiết mùa Đông không quá lạnh và mức dự trữ khí đốt của châu Âu ổn định ở ngưỡng cao. Điều này mang lại hy vọng rằng cuộc khủng hoảng năng lượng đã nhấn chìm khu vực này trong 3 năm qua có thể sắp kết thúc.
Còn nhớ vào mùa Hè năm 2022, giá khí đốt ở châu Âu đạt đỉnh điểm, có thời điểm tăng vọt lên hơn 300 euro/MWh, khi Nga tiếp tục siết chặt nguồn cung cấp cho khu vực sau cuộc xâm lược Ukraine và vũ khí hóa nguồn dự trữ khí đốt dồi dào của nước này.
Theo Kho Dự trữ Khí đốt Tổng hợp (AGSI), dự trữ khí đốt hiện nay của Liên minh châu Âu (EU) đạt 64,7% công suất lưu trữ. Trong khi đó, kho dự trữ khí đốt của Anh được lấp đầy 77,15%.
Tuy nhiên, ông Tom Marzec-Manser, người đứng đầu bộ phận phân tích khí đốt toàn cầu tại ICIS cho hay, cho đến khi hoạt động sản xuất LNG mới được đưa vào hoạt động từ Qatar và Mỹ vào năm 2026, nhu cầu khí đốt toàn cầu có thể sẽ tiếp tục vượt xa nguồn cung.
Theo ông Tom Marzec-Manser, còn quá sớm để tuyên bố cuộc khủng hoảng năng lượng đã kết thúc. Chúng ta vẫn chứng kiến nhiều sự không phù hợp toàn cầu giữa cung và cầu khí đốt. Vì vậy phải sau mùa đông tới, chúng ta mới có niềm tin lớn hơn rằng sự biến động cực độ trong vài năm qua đã thực sự kết thúc.
Trang Euractiv vừa đưa tin, đường ống dẫn khí Balkan Stream qua Bulgaria sẽ trở thành tuyến đường cung cấp chính khí đốt Nga cho EU và Ukraina. Như vậy, Bulgaria sẽ trở thành tuyến đường chính nhập khẩu khí đốt Nga sang EU, Ukraina vào năm 2025.
Về lâu dài, Bulgaria sẽ trở thành quốc gia trung chuyển quan trọng đảm bảo nguồn cung cho Romania, Moldova và các nước Đông Nam Âu.
“Khi việc vận chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraina chấm dứt từ đầu năm 2025, hành lang khí đốt thẳng đứng xuyên qua Bulgaria sẽ là dự án duy nhất có thể đảm bảo cả việc vận chuyển khí hóa lỏng cần thiết cũng như hoạt động liên tục của mạng lưới truyền tải khí đốt và các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất ở Ukraina” - Vladimir Malinov, người đứng đầu Bulgartransgaz cho biết.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!