Giá gas hôm nay 23/10 và nhìn lại tuần qua: Giá thấp kỷ lục do đâu?

Giá gas hôm nay 23/10 và nhìn lại tuần qua cho thấy một sự biến động lớn, khí giá mặt hàng này "lao dốc" và giảm xuống mức kỷ lục nhất trong nhiều tháng qua.
Giá gas hôm nay 20/10: Liệu đà lao dốc có chấm dứt? Giá gas hôm nay 21/10: Kéo dài đà giảm sâu, mở cửa trong sắc đỏ Giá gas hôm nay 22/10: Điều gì xảy ra khi giá gas giao dịch dưới mức 5 USD/mmBTU

Ở phiên giao dịch đầu tuần (17/10), giá gas ghi nhận giảm 2,93% xuống 6,28 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 11/2022 vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam).

Giá gas hôm nay 24/10 và nhìn lại tuần qua: Giá thấp kỷ lục do đâu?
Giá khí đốt tại thị trường châu Âu giảm mạnh trong phiên giao dịch

Đến ngày 18/10, giảm 0,49% xuống 5,94 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 11/2022 vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam), rơi xuống mức thấp nhất trong 4 tháng qua.

Chưa dừng lại ở đó, đến phiên giao dịch cuối tuần (22/10), giá gas tiếp tục giảm 6,83% xuống 4,99 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 11/2022 vào lúc 11h15 (giờ Việt Nam).

Giá khí đốt tại châu Âu đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 6/2022, nhờ dự báo về một mùa đông ít lạnh giá hơn và các kho dự trữ gần như được lấp đầy. Đồng thời, trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị các giải pháp nhằm kiểm soát tính bất ổn tại thị trường này.

Hiện các cơ sở dự trữ khí đốt của châu Âu hiện đã lấp đầy được khoảng 92%, cao hơn mức trung bình trong 5 năm gần đây. EU cũng đã yêu cầu các nước thành viên tự nguyện cắt giảm 15% nhu cầu tiêu thụ khí đốt.

Trong các nước châu Âu, Pháp đã sớm hoàn tất việc trữ đầy 100% kho dự trữ khí đốt và được cho là có nhiều lợi thế hơn các quốc gia khác trong nguồn cung năng lượng nhờ số lượng nhà máy điện hạt nhân đông đảo.

Bên cạnh đó, Đức cho biết dự trữ khí đốt đã đạt 95%, nhanh hơn hai tuần so với mục tiêu chuẩn bị đối phó với mùa đông thiếu khí đốt Nga. Theo Hãng tin AFP, Đức đã chi 1,5 tỉ euro (1,46 tỉ USD) để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ các nhà cung cấp chính là Qatar và Mỹ.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố rằng Đức đã thoát phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga, trong bối cảnh tiếp tục tìm cách giảm lượng tiêu thụ khí đốt nhiều hơn nữa.

“Tôi rất vui khi chúng ta đạt được thỏa thuận cấp châu Âu về mục tiêu giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt Đây là tín hiệu mạnh mẽ về sự đoàn kết của châu Âu, cũng là tín hiệu tốt cho đất nước chúng ta, khi cho tới nay vẫn phụ thuộc vào khí đốt Nga” - Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói, đồng thời nhấn mạnh, sau tất cả, chúng ta đã thoát khỏi sự phụ thuộc này và đang chuẩn bị tốt cho mùa đông.

Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) một lần nữa không đạt được thỏa thuận về đặt mức giá trần khí đốt, kết thúc vòng thảo luận mới nhất diễn ra trong vài giờ vào hôm thứ Sáu (21/10) với quyết định tiếp tục xem xét các lựa chọn để áp giá trần, oilprice.com đưa tin.

Ý tưởng về đặt trần giá nhập khẩu khí đốt đã được đưa ra vào đầu năm nay và được 15 thành viên EU, bao gồm Ý, Tây Ban Nha và các nước Đông Âu ủng hộ. Tuy nhiên, những quốc gia khác đang phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là Đức và Hà Lan. Những lo ngại của những người phản đối trung tâm dự luật về khả năng giá trần sẽ ảnh hưởng đến tín hiệu thị trường và dẫn đến tiêu thụ cao hơn.

Mặc dù vậy, Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU cũng đã công bố đề xuất mới, bao gồm kế hoạch mua khí đốt chung giữa các nước EU nhằm kịp thời bổ sung các kho dữ trữ cho mùa đông tới, cũng như giúp thương lượng giá thấp hơn.

Các quốc gia sẽ được yêu cầu cùng mua 15% khối lượng cần thiết để đạt được mục tiêu của EU là lấp đầy 90% các kho chứa khí đốt vào ngày 1/11/2023. Mỗi quốc gia sẽ chịu trách nhiệm tập hợp các công ty trong nước tham gia vào kế hoạch này, với yêu cầu các công ty không mua khí đốt của Nga.

Bên cạnh đó, khối cũng đề xuất các nước EU chấp thuận dự thảo đề xuất đặt "giá dao động tối đa" tạm thời cho những giao dịch tại sàn giao dịch chính của châu Âu Title Transfer Facility ở Hà Lan, Reuters đưa tin.

Về ngắn hạn, châu Âu sẽ lập cơ chế điều chỉnh giá để đặt ra mức giá giới hạn được điều chỉnh hàng ngày nhằm ngăn giá khí đốt tăng quá cao. Trong khi đó, các quan chức làm việc để thiết lập một mức giá chuẩn dài hạn cho giao dịch khí thiên nhiên hóa lỏng của khu vực.

Các đề xuất này đánh dấu phản ứng mới nhất của EU trong nỗ lực đối phó với giá năng lượng leo thang và suy giảm nguồn cung đang gây sức ép lên lục địa này.

Giá khí đốt ở châu Âu tăng đầu năm nay, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng 2. Giá mặt hàng năng lượng này tăng lên mức kỷ lục sau khi châu Âu áp đặt loạt lệnh trừng phạt với Moskva và bắt đầu chiến dịch giảm phụ thuộc năng lượng từ Nga, tăng cường tìm kiếm nguồn cung thay thế khác.

Trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của EU, chiếm khoảng 45% lượng khí đốt nhập khẩu của khối. Tuy nhiên, do các lệnh cấm vận áp đặt lên Moscow trong những tháng gần đây, nguồn cung khí đốt của Nga cho EU đã giảm đáng kể.

Đặc biệt, Moscow đã cắt hoàn toàn dòng chảy khí đốt qua đường ống Nord Stream vào cuối mùa hè, góp phần làm tăng giá khí đốt ở châu Âu. Tháng trước, đường ống này thậm chí bị hư hại nghiêm trọng trong một vụ nổ mà các quan chức phương Tây cho là xuất phát từ hành động phá hoại.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá gas hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Xem thêm