Giá điện tại Việt Nam rẻ hay đắt?

Nhà điện thấy giá điện Việt Nam rẻ nếu so với các nước trên thế giới. Người tiêu dùng thấy không rẻ vì so sánh với thu nhập hàng tháng của họ. Sẽ là khập khiễng khi hệ quy chiếu khác nhau.

CôngThương - Nhà điện bảo rẻ

Không phải chỉ trong cuộc hội thảo khoa học gần đây, những người đủ quyền được “biết” giá thành sản xuất điện là bao nhiêu, mới nêu lên hiện trạng giá thành sản xuất điện đang thấp hơn giá bán. Trong suốt những năm qua, các chuyên đề nghiên cứu, báo cáo trình Quốc hội, trình Thủ tướng Chính phủ của ngành điện đều có chung một lời đề nghị: phải có giải pháp để thu hút vốn đầu tư vào ngành điện bởi tỷ suất lợi nhuận của các dự án điện thấp quá, không hấp dẫn. Báo cáo trình Quốc hội năm ngoái còn nói rõ là hơn 10 năm nay, không có nhà đầu tư nước ngoài nào đầu tư vào dự án điện ở Việt Nam.

So sánh về con số tuyệt đối, quả là giá điện tại Việt Nam cũng không đắt. Sau lần tăng giá gần nhất (ngày 01/08/2013), giá điện bình quân đang ở mức 1.590 đồng/KWh (khoảng 7,6 cent). Khung giá điện bán lẻ cho sinh hoạt nằm trong khoảng 1.418 – 2.420 đồng/KWh, cho sản xuất từ 792 – 2.542 đồng/KWh. Khung giá điện bán buôn cho cụm dân cư (nông thôn, thành thị) là 1.120 – 2.357 đồng/Kwh, và cho khu công nghiệp là 743 – 2.234 đồng/KWh.

Trong khi đó, giá điện bình quân của một số nước trong khu vực như Trung Quốc đã là 7,5 – 10,7 US cent/kWh, Thái Lan 5- 10 UScent/kWh, Campuchia 21 UScent/kWh, Phillipine 36,13 UScent/kWh…

Người dùng không thích điều này!

Mỗi lần Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phê duyệt tăng giá bán điện (trong vòng 7 năm từ 2007 đến nay, mới tăng… 9 đợt), hay chỉ cần một đại diện lên tiếng về việc giá điện Việt Nam hiện đang ở mức thấp so với các nước khác, cần tiếp tục tăng trong thời gian tới là người dân lại dậy sóng.

Đơn cử, sau phát biểu vừa rồi của ông Bùi Văn Thạch – Phó trưởng ban Ban kinh tế Trung ương, chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả.

Độc giả Hekesi (Hà Nội) cho rằng thay vì so sánh giá Việt Nam – thế giới, nếu ngành điện đảm bảo chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn thế giới thì việc tăng giá cũng không khiến nhiều người phản ứng như vậy. Độc giả nhận xét “Điện thì hay cắt bừa bãi, điện áp nhiều nơi không đảm bảo, các đường dây điện còn gây nguy hiểm cho người dân”.

Đại diện cho một vấn đề mà rất nhiều người băn khoăn, bạn General (Tp. HCM) đặt câu hỏi: “Vấn đề là giá thành sản xuất điện là bao nhiêu, sao không chịu công khai? Nếu giá sản xuất nhỏ hơn giá bán thì cũng hợp lý thôi, còn nếu nói tăng giá để bằng người ta thì phi lý quá.”

Độc giả Vũ Quốc Tuấn (Hà Nội) viết: “Giá cả hàng hóa không chỉ mang tính khu vực mà còn phụ thuộc vào điều kiện sản xuất (loại trừ yếu tố can thiệp của nhà nước). Vì vậy nước nào có điều kiện sản xuất tốt hơn thì giá cả hàng hóa sẽ rẻ hơn. Tôi nghĩ rằng với giá bán lẻ điện theo bậc thang hiện nay, người dân bình thường đang phải trả giá cao hơn giá bình quân nhà nước quy định để bù đắp cho chính sách hộ nghèo rồi, chứ đâu phải do quỹ nào hỗ trợ đâu.”

Độc giả James Melbourne phát biểu: “So sánh giá một mặt hàng (điện cũng thế) cần so với mức thu nhập trung bình thì mới khả quan được. Công chức nhà nước thu nhập được 5 triệu Việt Nam đồng một tháng (250USD) mà cũng tính giá điện như thế giới (thu nhập vài ba ngàn đô la/tháng), thì có phải là vừa vô duyên lại vừa vô tình không?”

Những vấn đề của giá điện Việt Nam

Tất nhiên trong vai trò là người mua hàng, ai cũng muốn mua được với giá rẻ hơn. Tuy nhiên những ý kiến trên của người tiêu dùng điện không phải không có lý. Khi thống kê một cách đơn giản nhất về giá điện/thu nhập bình quân đầu người của một số nước châu Á với Việt Nam:

Giá điện tại Việt Nam rẻ hay đắt? (1)

 

(Nguồn: Wikipedia và WB)

Theo đó, so sánh về con số tương đối thì người tiêu dùng điện ở Việt Nam đang phải chi tiêu đắt đỏ hơn so với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia… và chỉ có vẻ “nhẹ gánh” hơn Campuchia, Philipines, Ấn Độ.

Đó là chưa kể đến việc chưa có con số so sánh về chi phí tiêu dùng cho điện của mỗi người so với thu nhập hàng năm tại mỗi quốc gia.

Dựa vào thông tin của các doanh nghiệp sản xuất điện đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, người viết thử tính toán đơn giá mà các DN này bán cho EVN. Với những DN không công bố, giá bán điện tính bằng doanh thu bán điện chia cho sản lượng điện thương phẩm.

Theo đó, đơn giá bán điện tính trên 1 KWh của Nhiệt điện Bà Rịa (BTP) là 1.449 đồng (2012), nhiệt điện Ninh Bình (NBP) là 971 đồng (2011), Nhiệt điện Phả Lại (PPC) là 757 đồng (2011), Thủy điện Nà Lơi (NLC) là 856 đồng (2011), thủy điện Ry Ninh II (RHC) là 849 đồng (2011), thủy điện Thác Bà (TBC) là 644 đồng, Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH) là 351 đồng (giá từ 2009 đến nay do chưa đàm phán được với EVN). Hầu hết các DN sản xuất điện này đều chưa thỏa thuận tăng giá bán điện được cho EVN nên đều sử dụng đơn giá từ các năm trước để hạch toán doanh thu cho đến nay.

Với mức giá bán này, tỷ suất lợi nhuận gộp bình quân của các DN nhiệt điện niêm yết trên sàn khoảng 10,7%, của DN thủy điện khoảng 54,3% (2012).

Nếu nhìn một cách “trực quan” so sánh giữa giá mua điện và bán điện trung bình của EVN (1.590 đồng/Kwh) như số liệu trên thì thấy … giá bán cao hơn giá mua vào?

Tất nhiên, EVN không chỉ mua điện từ những DN này. Phần lớn điện được sản xuất bởi các công ty con, các đơn vị trực thuộc của EVN, ngoài ra là nguồn điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, với vị trí là Tập đoàn Điện lực của Quốc gia, EVN còn phải chịu trách nhiệm đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khâu truyền tải, phân phối điện.

Song nếu giá thành cao hơn giá bán đến 10% như EVN trình bày thì phải chăng các đơn vị sản xuất trực thuộc EVN hoạt động kém hiệu quả hơn các DN niêm yết?

Tổn thất điện năng cao
Giá điện tại Việt Nam rẻ hay đắt? (2)

Mức tổn thất điện năng của Việt Nam luôn ở trong khoảng 10% (Báo cáo thường niên EVN). PGS, TS. Nguyễn Minh Duệ, Ủy viên thường trực Ban chấp hành Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng cho biết: “Việc giảm được 1% tổn thất điện sẽ làm tăng lợi nhuận lên kinh khủng”.

Do đặc thù của ngành điện, khâu truyền tải, phân phối không thể có nhiều nhà đầu tư nên mặc nhiên đó là độc quyền tự nhiên của ngành điện. Do vậy, Nhà nước quyết định khung giá truyền tải, phân phối điện và khung giá này được hình thành bởi yếu tố chi phí vận hành điều độ phân phối và sản xuất đường dây.

Tuy nhiên trên thực tế khi thực hiện tổng sơ đồ trong các năm vừa qua cũng như tổng sơ đồ trong giai đoạn hiện nay cho thấy có nhiều dự án nhiệt điện, than, tuabin đã triển khai chậm tiến độ do không đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch sản xuất của ngành than, khí hoặc kế hoạch nhập khẩu than.

Ví dụ nhà máy nhiệt điện ở khu vực phía Nam xa khu vực mỏ nội địa sử dụng than nội, trong khi nhà máy ở khu vực phía Bắc lại sử dụng than nhập ngoại dẫn đến chi phí vận chuyển than của các dự án tăng cao. Đối với các nhà máy điện tua bin khí, khi tổng sản lượng khí do EVN cam kết bán không đủ cho các nhà máy điện phát đủ công suất thì cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Chi phí sản xuất điện còn phụ thuộc một phần đáng kể vào giá thành trang thiết bị phụ kiện điện lực. Tỷ lệ nội địa hóa máy móc thiết bị ngành điện hiện còn thấp, ví dụ như thiết bị cơ khí của nhà máy thủy điện hiện nay là 20% đến 55%, của các nhà máy nhiệt điện tỷ lệ nội địa hóa chỉ 10%. Nhiều trang thiết bị ngành điện đều phải mua từ nước ngoài.

Chưa đề cập đến vấn đề như lỗ do đầu tư ngoài ngành, các chi phí kể trên thiết nghĩ có thể giảm được, mà chính PGS Duệ cũng nói “tiềm năng để giảm chi phí cho ngành điện còn rất lớn.”

Kết lại

Nhà điện sẽ thấy giá điện Việt Nam rẻ nếu so sánh giá với các nước khác trên thế giới. Người tiêu dùng thấy không rẻ vì so sánh với thu nhập hàng tháng của họ. Sẽ là khập khiễng khi hệ quy chiếu khác nhau như vậy.

Khi nhà điện không công khai giá thành sản xuất để cho người dân thấu hiểu những khó khăn mà ngành điện đang đối mặt, và khi ngay cả chuyên gia trong ngành cũng nhận định rằng giá thành cao có lỗi từ quản trị doanh nghiệp, quản lý chi phí, hoạt động đầu tư… thì không phải người tiêu dùng có lý hơn sao?

Theo Tri Thức Trẻ

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.
Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi vào ngày 3-4/5/2024
Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện cả nước và công suất đỉnh hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.
Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

49 năm sau ngày giải phóng (29/4/1975-29/4/2024), huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc luôn vững vàng nơi đầu sóng, ngày càng phát triển giàu đẹp.
Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương vừa đăng tải dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Dự báo phụ tải tăng cao trong các tháng mùa khô, cao điểm nắng nóng năm 2024, nhiều doanh nghiệp ở Hà Nam đã cam kết điều chỉnh phụ tải, tiết giảm 21MW
Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Những năm qua, việc Tuyên Quang đưa điện lưới về những thôn, bản xa xôi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã hoàn thành lắp đặt tụ bù cho 8/8 trạm biến áp 220kV nhằm tăng cường sự ổn định cấp điện mùa nắng nóng tại miền Bắc.
Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Sau gần 50 năm đất nước thống nhất, ngành Điện Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, góp phần vào CNH-HĐH đất nước.
PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

Ngày 26/4, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 và đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác đảm bảo cấp điện dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, mùa nắng nóng khu vực miền Bắc.
Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Thị trường năng lượng đang nhiều biến động, việc hỗ trợ kịp thời, tối đa từ các cơ quan, ban ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm.
Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Ngày 27/4/2024, tại Thái Bình, Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã đóng điện thành công Dự án Lắp máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy.
Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Dù có nhiều nỗ lực, song dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối vẫn gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.
Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp duy trì liên tục, ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á
Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm.
Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, việc triển khai các dự án trọng điểm ngành điện đang được diễn ra hết sức khẩn trương.
Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Theo TS. Võ Trí Thành, việc đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Áp lực lớn nhất là thời gian.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Các Bộ, ngành, địa phương xác định đồng thuận và quyết liệt thực hiện Kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Sáng 26/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn EVN và Tổng công ty Điện lực miền Bắc, PC Hoà Bình đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp cung cấp điện mùa nắng
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động