Thứ năm 21/11/2024 16:42

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Theo đại biểu Quốc hội, hiện trạng bất động sản hiện có rất nhiều vấn đề như giá bất động sản phi mã, người nghèo, lao động, công chức rất khó có thể mua được.

Không lấy đất lúa, đất nông nghiệp đại trà, tràn lan

Sáng 21/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai

Bày tỏ sự ủng hộ với dự thảo nghị quyết, Đại biểu Trịnh Xuân An - đoàn Đồng Nai cho biết, việc Quốc hội ban hành thêm nghị quyết này sẽ là cơ sở khơi thông nguồn lực, tăng thêm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội.

Về phạm vi thí điểm, đại biểu đồng tình với việc thực hiện thí điểm trên phạm vi toàn quốc nhưng không phải mang tính chất đại trà, chung chung, đồng thời, cần làm rõ đối với các dự án, tiêu chí nào.

Trong đó, với những quy định trong dự thảo nghị quyết sẽ chắc chắn chỉ áp dụng với khu vực đô thị, không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách đại trà, tràn lan để thực hiện nghị quyết. Đây là cách thiết kế khá hợp lý để thực hiện.

Liên quan đến việc cho phép thí điểm với đất quốc phòng, đất an ninh, ông An cho hay, đây là loại đất đã được quy định rất chặt chẽ trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang. Hiện nay đã có thêm Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới. Đây là những cơ chế để chăm lo đời sống cho các cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang cũng như phát huy giá trị, hiệu quả đất quốc phòng an ninh.

Đại biểu đề nghị bổ sung thêm cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thông qua danh mục khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm đồng thời với việc thông qua danh mục, công trình, dự án thu hồi đất để chủ động. Khi triển khai các dự án cũng phải theo các quy định chung của nghị quyết này, thực hiện sắp xếp tài sản công như Luật Đất đai, Luật Nhà ở để bảo đảm tính chặt chẽ.

Theo đại biểu, khi nghị quyết thông qua cũng cần có những nguyên tắc để có một thị trường bất động sản lành mạnh, phù hợp, đáp ứng yêu cầu, tránh tạo ra sốt đất, vi phạm pháp luật.

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Đại biểu Nguyễn Công Long - đoàn Đồng Nai lại bày tỏ nhiều quan ngại với dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Đại biểu Nguyễn Công Long - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai

Bởi theo ông Long, thí điểm đất đai khác với chính sách khác. Một khi đã xây dựng công trình trên đó, thực hiện chuyển đổi mục đích thì không có khả năng khắc phục nữa, tác hại khôn lường đặc biệt trong bối cảnh chúng ta thực hiện nhiều mục tiêu an ninh lượng thực và các mục tiêu khác.

Nếu thông qua Nghị quyết này thì sẽ tạo ra các hành lang pháp lý như thế nào? Quốc hội đã kỳ công ban hành pháp luật đất đai, bất động sản. Tới nay, chúng ta đã cơ bản hoàn thiện cơ chế ban hành cho kinh doanh bất động sản, đất đai, nhà ở, quy hoạch.

Tuy nhiên, nếu lại có nghị quyết thí điểm khác, nhà đầu tư không cần tuân thủ đúng các yêu cầu của các luật trên. "Như vậy, chúng ta có 2 mặt bằng pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản. Một là tuân thủ đầy đủ pháp luật hiện hành và thứ hai là nghị quyết này với nhiều ưu thế hơn. Như vậy sẽ tác động đến thị trường như thế nào?” -ông Long băn khoăn.

Đại biểu đoàn Đồng Nai cũng nêu vấn đề, hiện trạng bất động sản hiện nay có rất nhiều vấn đề như giá bất động sản phi mã, người nghèo, lao động, công chức rất khó có thể mua được. “Một công chức không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà. Cử tri đặt câu hỏi tại sao không có cơ chế gì để thí điểm, tháo gỡ cho các vướng mắc của nhà ở xã hội, trong khi đó, dự thảo nghị quyết này chỉ hướng tới nhà ở thương mại. Những đối tượng yếu thế chúng ta không có chính sách gì cả. Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề rất đáng cân nhắc” - ông Long nói.

Ông Long nhận định, hiện nhiều địa phương đang không vướng mắc trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để sang xây dựng dự án thương mại. Vậy tại sao lại phải đồng loạt thí điểm hết toàn bộ? không thể nào mở đại trà như thế được.

Nhìn nhận trong tài liệu đã đánh giá các hệ lụy tiêu cực như thu gom đất nông nghiệp, đầu cơ đất đai, mua gom đất đai chờ lên giá, song ông Long lưu ý, đây không phải vấn đề nguy cơ nữa. Bởi câu chuyện thu gom đất nông nghiệp đã có hàng chục năm nay.

“Tại sao các hiệp hội, nhà đầu tư rất kiên trì trong việc vận động Chính phủ, Quốc hội theo đuổi chính sách này. Đó là vì lợi nhuận. Với nhà ở thương mại, lợi nhuận tối đa nhất là chênh lệch địa tô. Nếu chiểu theo các luật hiện hành dư địa không còn nhiều nên mới nhằm vào câu chuyện đất đai này. Đây là vấn đề quan ngại, phải kiểm soát” - ông Long nêu vấn đề.

Đại biểu chỉ rõ, trong dự thảo có quy định chỉ được phép thực hiện ở khu vực đô thị, không vượt quá 30% diện tích tăng thêm trong quy hoạch. Giới hạn phạm vi diện tích này cần thiết nhưng cách họ “nới room” không khó. Điều quan trọng nhất 30% này nằm ở đâu?, nếu rơi hết vào đất lúa, đất rừng thì không còn khả năng khắc phục.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy thông tin, đối với diện tích đất quốc phòng, đất an ninh thì phải có văn bản chấp thuận của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và thực hiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 84. Còn đất có nguồn gốc quốc phòng, đất có nguồn gốc đất an ninh sẽ loại ra khỏi dự thảo nghị quyết.

Về đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ đất trồng lúa, đất trồng rừng, theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, vấn đề này được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu lập quy hoạch, sử dụng đất, cho đến quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cũng như lập quy hoạch xây dựng quy hoạch đô thị. Trong các quy hoạch, kế hoạch đã xác định có bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp được chuyển mục đích sang phi nông nghiệp, để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai 2024 hay thực hiện theo cơ chế thí điểm của nghị quyết thì tất cả các dự án đều phải tuân thủ quy hoạch và quy hoạch phải bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu héc ta đất lúa và bảo đảm độ che phủ rừng.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Làm đường sắt tốc độ cao, đại biểu đề nghị huy động sức dân

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Chủ tịch Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN

Nợ công thấp phù hợp để đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Hội nghị ADMM-18: Chung tay xây dựng hoà bình, củng cố an ninh và phát triển bền vững

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 'Hôm nay, tôi là người hạnh phúc nhất trên thế gian này'

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo