Thứ tư 06/11/2024 02:26

Giá bán lẻ thịt lợn tăng chủ yếu do giá lợn hơi cao

Giá lợn hơi được xác định là cấu thành quan trọng nhất, chiếm trên 50% đến 60% giá thịt lợn thành phẩm, là tác nhân tác động lớn nhất đến việc tăng giá của các mặt hàng thịt lợn trên thị trường.

Thông tin trên được đưa ra tại Báo cáo cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối, cung ứng và bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thịt lợn tại Việt Nam do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) hợp tác với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản thực hiện.

Theo đó, trong giai đoạn cuối năm 2019 và nửa đầu năm 2020, thị trường thịt lợn có những biến động bất thường ảnh hưởng tới người tiêu dùng trong nước. Mặt hàng thịt lợn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khiến cho giá của các sản phẩm thịt lợn tăng cao, có thời điểm giá tăng 100% -150% so với cùng kỳ của những năm trước. Để có cơ sở đánh giá tổng quát, cập nhật dữ liệu thị trường nhằm tiếp tục rà soát, giám sát đối với thị trường sản xuất, kinh doanh thịt lợn, trong khuôn khổ Dự án “Hoàn thiện và nâng cao năng lực thực thi Luật Cạnh tranh” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tổ chức xây dựng báo cáo nghiên cứu “Thực trạng hệ thống kinh doanh, phân phối, cung ứng và bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thịt lợn và những tác động ảnh hưởng tới cạnh tranh và vấn đề tăng giá các sản phẩm thịt lợn trên thị trường”.

Kết quả khảo sát cho thấy, việc cung ứng thịt lợn ở Việt Nam hiện nay chủ yếu theo 3 mô hình. Đó là, cung ứng qua kênh phân phối truyền thống với nhiều khâu trung gian, từ trang trại đến các lò giết mổ, qua bán buôn và đến các cơ sở bán lẻ như chợ, cửa hàng. Mô hình này vẫn đang chiếm đa số trong kênh phân phối mặt hàng thịt lợn. Thứ hai là, phân phối chỉ qua một khâu trung gian từ các trang trại, công ty chăn nuôi và phân phối trực tiếp tại siêu thị, cửa hàng. Thứ ba là, mô hình phân phối trực tiếp, không qua trung gian. Mô hình này hiện chiếm tỷ lệ nhỏ trong chuỗi cung ứng, chủ yếu của doanh nghiệp lớn như Masan MEATLife (hệ thống Vinmart, Vinmart+), C.P (cửa hàng porkshop), Dabaco (siêu thị Dabaco).

Lượng thịt lợn tiêu thụ qua kênh siêu thị, chuỗi cửa hàng chỉ chiếm khoảng dưới 15%

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, hiện số lượng các tổ chức, cá nhân là thương lái tham gia thu mua lợn hơi tại Việt Nam là rất lớn, trải rộng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước với đặc thù hoạt động rất linh hoạt và phân tán nhỏ lẻ. Ngoài ra, các cơ sở giết mổ cũng tương tự, rất nhiều và phân bổ ở tất cả các khu vực tỉnh, thành phố trên cả nước. Đặc biệt, hầu hết là các cơ sở giết mổ thủ công có quy mô công suất nhỏ, hoạt động theo phương thức giết mổ thuê, hoặc tự tổ chức giết mổ...

Khảo sát cũng cho thấy, chi phí giết mổ bao gồm thuê mặt bằng khoảng 40.000 đồng/con; nhân công khoảng 40.000 đồng/con; kiểm dịch thú y khoảng 7.000 đồng/con; thuế giá trị gia tăng và chi phí khác như điện, nước... Tổng chi phí giết mổ khoảng từ 120.000 - 130.000 đồng/con. Chi phí này hầu như không thay đổi trong thời gian qua.

Báo cáo nhận định, giá các mặt hàng thịt lợn trên thị trường được hình thành thông qua nhiều khâu trong chuỗi sản xuất, chăn nuôi đến thu mua, giết mổ và cung ứng bán buôn, bán lẻ thịt mảnh và các sản phẩm thịt trên thị trường. Trong đó, thị trường cung ứng lợn hơi có tính tập trung do đã hình thành các tập đoàn doanh nghiệp chăn nuôi lớn. “Giá lợn hơi được xác định là cấu thành quan trọng nhất, chiếm trên 50% đến 60% giá thịt thành phẩm, là tác nhân tác động lớn nhất đến việc tăng giá của các mặt hàng thịt lợn trên thị trường. Giá bán lẻ thịt thành phẩm phụ thuộc rất nhiều vào giá lợn hơi” - báo cáo đưa ra nhận định

Theo thống kê, khối lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn trong những năm qua không nhiều. Chỉ có biến động tăng mạnh vào cuối năm 2020 vào giai đoạn sau bệnh dịch tả lợn châu Phi. Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu đối với các sản phẩm thịt lợn đông lạnh. Do thói quen và tập quán tiêu dùng, nhu cầu thị trường nên nhiều doanh nghiệp chỉ nhập khẩu thịt lợn đông lạnh khi có đơn đặt hàng trước. Vì vậy, giá bán ra phụ thuộc chủ yếu vào thị trường và giá nhập khẩu. Thông thường giá bán lẻ được cộng thêm 300 - 500 đồng/kg vào giá thành và giá bán buôn được cộng thêm 100 - 300 đồng/kg.

Mặt khác, do tập quán, thói quen tiêu dùng thịt lợn nóng và sự phù hợp của kênh bán hàng chợ truyền thống đối với sinh hoạt hàng ngày của người dân nên việc tiêu thụ thịt lợn vẫn chủ yếu thông qua kênh chợ truyền thống, chiếm gần 80%, đặc biệt tại các khu vực xa trung tâm, không phải là các tỉnh, thành phố lớn. Phần còn lại khoảng trên 20% trong đó bao gồm cả các sản phẩm thịt lợn đông lạnh nhập khẩu được bán qua kênh siêu thị, chuỗi cửa hàng. Lượng thịt lợn tiêu thụ qua kênh siêu thị, chuỗi cửa hàng chỉ chiếm một tỉ lệ nhất định, ước tính chỉ khoảng dưới 15%.

Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10: Lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/10: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng

Hàng trăm khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ họp bàn về ý tưởng mùa lễ hội

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/10: Giá dầu thế giới tăng hơn 4%

Đưa bán hàng đa cấp về đúng bản chất bán lẻ hàng hoá

WinMart và Đại sứ quán Hoa Kỳ hợp tác phân phối hàng nhập khẩu giá tốt

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/10: Giá ca cao tiếp tục dẫn dắt đà giảm

Bộ Công Thương quyết định thu hồi giấy phép phân phối rượu của hai doanh nghiệp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/10: Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/10: Giá bạc lên mức cao nhất trong 12 năm

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/10: Chỉ số MXV-Index phục hồi, chấm dứt chuỗi giảm 5 phiên

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 2 doanh nghiệp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 18/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu trải qua tuần giao dịch ‘đỏ lửa’

Hà Nội: Thị trường hoa tươi đắt khách ngày 20/10

Choáng váng cảnh chen chúc chật kín người, giá hoa tăng chóng mặt tại chợ hoa Quảng Bá, Quảng An

Thị trường quà tặng ngày 20/10: Đa dạng nhưng vắng khách

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 17/10: Giá đường giảm về mức thấp nhất gần một tháng