Gần 3 tỷ người chưa tiếp cận được các lĩnh vực y tế, lương thực

Hơn 200 triệu người dân đang sống trong tình trạng đói khổ; gần 3 tỷ người chưa tiếp cận được các lĩnh vực y tế, lương thực,...
Khai mạc Hội nghị toàn cầu lần thứ 4: Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững Sắp diễn ra Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống Lương thực, thực phẩm bền vững

Đây là con số được đưa ra phiên họp thứ 2 với nội dung "Tái kiến trúc hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu" trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu diễn ra chiều 24/4, tại Hà Nội.

Gần 3 tỷ người chưa tiếp cận được các lĩnh vực y tế, lương thực
Gần 3 tỷ người chưa tiếp cận được các lĩnh vực y tế, lương thực

Đại sứ Gabriel Ferrero - Chủ tịch Ủy ban An ninh lương thực thế giới (CFS), cho hay, hơn 200 triệu người dân đang sống trong tình trạng đói khổ; hơn 15 triệu người đang chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid; gần 100 triệu trẻ là đối tượng chịu tổn thương; gần 3 tỷ người chưa tiếp cận được các lĩnh vực y tế, lương thực… Những vấn đề này cho thấy cần có sự thay đổi về cơ bản.

“Chúng ta ghi nhận những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững; có đầy đủ các bằng chứng đòi hỏi sự thay đổi về khẩu phần ăn, hệ thống thực phẩm… Đã đến lúc cần xem xét lại quản trị toàn cầu đối với hệ thống thực phẩm”, Đại sứ Gabriel Ferrero nhấn mạnh.

Cũng theo Đại sứ Gabriel Ferrero, việc thay đổi hệ thống quản trị cần thực hiện cấp bách ngay lập tức với sự tham gia của các bên liên quan. Sự chuyển đổi này phụ thuộc vào hệ thống chính sách và ý chí chính trị của mỗi quốc gia. Chúng ta không thể chờ đợi 10 - 20 năm nữa rồi mới chuyển đổi; làm thế nào để giải quyết được vấn đề khủng hoảng năng lượng, tận dụng chất thải trong nông nghiệp? Thách thức này cần phải xem xét trên phương diện tích hợp của các bên tham gia.

Tiếp đó là quyền tiếp cận thực phẩm. Cần đặt con người là trung tâm sau đó cải thiện hệ thống chính sách pháp luật từ đó xây dựng hệ thống thực phẩm phù hợp, tạo ra những khẩu phần ăn lành mạnh, bảo vệ được hệ sinh thái, môi trường.

Ông David Cooper - Quyền Thư ký Điều hành, Ban Thư ký Các công ước về đa dạng sinh học (CBD) - cho rằng, trong cách thức quản lý thực phẩm thì yếu tố đa dạng sinh học đóng vai trò rất quan trọng, nhất là sự đa dạng về các loại cây trồng, vật nuôi. Chúng giúp ích rất lớn cho chúng ta trong việc đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm. Để quản lý hệ thống lương thực thực phẩm bền vững đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ như: thay đổi phương pháp sử dụng đất, hạn chế khai thác thủy sản quá mức, ngăn ngừa ô nhiễm, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Hiện nay, chúng ta đang có hệ thống lương thực thực phẩm dựa trên rất nhiều yếu tố đầu vào như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… nên dẫn tới việc tiêu dùng không bền vững, làm tổn thất về thực phẩm, phát sinh những vấn đề liên quan tới đa dạng sinh học. Do đó, chúng ta phải giải quyết tất cả yếu tố này để chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm một cách bền vững”, ông David Cooper nói.

Đại dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine đang dẫn tới các vấn đề tổn thương và ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh đó, các quốc gia tự cung ứng lương thực thực phẩm trong nội bộ của mình. Sự trợ cấp của chính phủ đối với các hoạt động lương thực bị bóp méo tạo ra gánh nặng cho các nhà sản xuất nhỏ…

Đề cập tới 5 hành động cần thực hiện ngay, ông Pedro Manuel Moreno - Phó tổng thư ký, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) – khuyến nghị, cần tăng cường hành động, điều phối giữa các chính phủ trong việc thực hiện an ninh hệ thống lương thực thực phẩm; phân phối lương thực và chính sách đảm bảo giá cả; hỗ trợ để đảm bảo nguồn phân bón sản xuất nông nghiệp; hệ thống cung ứng trong nước, giảm chi phí vận chuyển; tăng cường chế độ khẩu phần ăn, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng; tăng cường các hoạt động liên quan ứng phó biến đổi khí hậu; các giải pháp để đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.

Còn theo ông Jamie Morrison - Cố vấn cấp cao, Liên minh Toàn cầu về Cải thiện chế độ Dinh dưỡng (GAIN), kiến trúc hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu cần ứng dụng thành các kế hoạch, chiến lược quốc gia. Vấn đề làm thế nào có được cơ chế thực hiện khả thi đối với từng quốc gia nhưng vẫn đảm bảo tính nhất quán chính sách quốc gia trong tiến trình chính sách quốc tế; kiến trúc về hệ thống được trang bị để giải quyết các thách thức trong ngắn hạn…

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chuỗi cung ứng

Tin cùng chuyên mục

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn 'tranh hùng' giữa hai ứng viên khi nào bắt đầu?

Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Việt Nam – Bulgaria: Nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Việt Nam – Bulgaria: Nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Vì sao ông Donald Trump đang giành ưu thế trước Tổng thống Joe Biden?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Vì sao ông Donald Trump đang giành ưu thế trước Tổng thống Joe Biden?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza

Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam

Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/5/2024: Mục đích của mặt trận Kharkov là gì? Ukraine cạn nguồn dự bị chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/5/2024: Mục đích của mặt trận Kharkov là gì? Ukraine cạn nguồn dự bị chiến lược

Tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dừa Việt Nam sang Philippines

Tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dừa Việt Nam sang Philippines

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Mỹ nghiên cứu đề xuất cung cấp vũ khí mới trị giá 1 tỷ USD cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Mỹ nghiên cứu đề xuất cung cấp vũ khí mới trị giá 1 tỷ USD cho Israel

Chiến sự Nga-Ukraine 15/5/2024: Nga muốn giải quyết toàn diện và công bằng xung đột; Ukraine đang ở thời điểm quan trọng

Chiến sự Nga-Ukraine 15/5/2024: Nga muốn giải quyết toàn diện và công bằng xung đột; Ukraine đang ở thời điểm quan trọng

Động lực để củng cố hợp tác song phương giữa Việt Nam - Kazakhstan

Động lực để củng cố hợp tác song phương giữa Việt Nam - Kazakhstan

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

Ủy ban hỗn hợp lần thứ 4 rà soát Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ

Ủy ban hỗn hợp lần thứ 4 rà soát Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ

Cuộc thăm dò mới nhất ở các bang cho thấy điều gì về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ?

Cuộc thăm dò mới nhất ở các bang cho thấy điều gì về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 14/5/2024: Mỹ không tin Israel giành

Chiến sự Israel-Hamas ngày 14/5/2024: Mỹ không tin Israel giành ''chiến thắng hoàn toàn'' trước Hamas

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/5/2024: Tình hình tại Kharkov được so sánh như

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/5/2024: Tình hình tại Kharkov được so sánh như ''trên bờ vực thẳm''

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Đổi mới Quốc hội Bulgaria

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Đổi mới Quốc hội Bulgaria

Việt Nam tham dự Hội chợ Ngoại giao đoàn ủng hộ Quỹ hỗ trợ trẻ em Đan Mạch

Việt Nam tham dự Hội chợ Ngoại giao đoàn ủng hộ Quỹ hỗ trợ trẻ em Đan Mạch

Thái Lan xem xét biện pháp chống bán phá giá mới đối với thép Trung Quốc

Thái Lan xem xét biện pháp chống bán phá giá mới đối với thép Trung Quốc

Xem thêm