Thứ hai 18/11/2024 07:17

EVN: Nâng cao công tác quản lý an toàn công trình thủy điện

Nhằm tăng cường quản lý an toàn các công trình thuỷ điện, từ ngày 25-27/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức khóa Bồi huấn về quản lý an toàn công trình thủy điện cho các cán bộ kỹ thuật của các đơn vị thủy điện hoạch toán phụ thuộc Tập đoàn. 
EVN tổ chức lớp bồi huấn về công tác an toàn thuỷ điện

Tham dự khoá bồi huấn có đại diện Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp (Bộ Công Thương), đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, Sở Công Thương Sơn La, các chuyên gia Tổ tư vấn của Hội đồng an toàn bậc thang thủy điện sông Đà và đại diện Công ty Thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Huội Quảng – Bản Chát, Ialy, Sê San, Trị An.

Ông Nguyễn Quốc Chính - Phó Trưởng ban Kỹ thuật – Sản xuất (EVN) cho biết, tổng công suất nguồn thuỷ điện của Việt Nam hiện đạt hơn 18.000 MW, trong đó EVN chiếm 13.000 MW. Trong những năm qua, các nhà máy thuỷ điện (NMTĐ) của EVN đã là tốt công tác sản xuất, đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; góp phần phòng chống lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân; Các công trình thuỷ điện của EVN đã tạo ra tổng dung tích hữu ích các hồ chứa gần 31 tỷ m3, nhiều đập thuỷ điện cao trên 100m, thuộc loại siêu cao của Việt Nam và thế giới.

Để đảm bảo vận hành an toàn - hiệu quả các công trình thủy điện, EVN luôn chỉ đạo các Công ty thủy điện vận hành công trình thủy điện phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, đáp ứng đúng các quy trình vận hành liên hồ chứa và hồ chứa được Thủ tướng và Bộ Công Thương phê duyệt, góp phần tích cực trong việc cắt giảm lũ và điều tiết dòng chảy cho hạ du.

“Năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/NĐ-CP về Quản lý An toàn đập, hồ chứa và Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 09/TT-CT ngày 08/07/2019 về việc quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện. Đây là hai văn bản pháp lý quan trọng chỉ đạo xuyên suốt, đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. EVN đã yêu cầu các dơn vị và thực hiện nghiêm túc các quy định trên. Khó bồi huấn là cơ hội tốt để các đơn vị được học hỏi, trao đổi với các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực liên quan đến an toàn đập, hồ chứa, cũng như tìm hiểu, cập nhật và trao đổi các kinh nghiệm hay giữa các đơn vị trong lĩnh vực quản lý an toàn công trình”, ông Nguyễn Quốc Chính cho biết.

Ông Phạm Trọng Thực – Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp cho biết: Qua công tác quản lý, Cục đánh giá chung các chủ sở hữu/tổ chức khai thác đập, hồ chứa thủy điện đã nghiêm túc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện; đặc biệt là các đơn vị quản lý vận hành đập, hồ chứa thủy điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện, các chủ sở hữu/tổ chức khai thác đập, hồ chứa thủy điện còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Hiện chưa có quy định cụ thể phương pháp/cách xác định vùng hạ du từng hồ chứa nên các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện gặp khó khăn trong việc xác định được ranh giới vùng hạ du đập do mình quản lý, đặc biệt là đối với tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập.

Cùng với đó, mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn trên các lưu vực sông còn thưa, mỏng trong khi diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp do biến đổi khí hậu nên chất lượng các bản tin dự báo mưa, lũ chưa cao, gây khó khăn cho công tác vận hành hồ chứa…

Công tác báo cáo nhiều, hàng ngày và đặc biệt là trong thời kỳ xuất hiện lũ, các chủ hồ phải làm nhiều báo cáo gửi đến nhiều cơ quan khác nhau; nội dung, thời điểm báo cáo… cũng khác nhau nên các đơn vị mất nhiều thời gian và nhân lực để làm và gửi các báo cáo này.

Ngoài ra, pháp luật hiện hành chưa có quy định về xác định và quản lý hành hành lang thoát lũ trong khi đây là yêu cầu quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho vùng hạ du; hiện hành lang thoát lũ nhiều hồ chứa thủy điện có đông dân cư sinh sống, sản xuất nông nghiệp... nên mới xả khoảng 45-50% lưu lượng đã gây thiệt hại tài sản và nguy cơ gây mất an toàn cho vùng hạ du.

“Với trách nhiệm của mình, để đảm bảo an toàn cho công trình, Bộ Công Thương tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ sở hữu/tổ chức khai thác đập, hồ chứa thủy điện thực hiện đúng, đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ có liên quantháo gỡ những vướng mắc trên. Đồn thời Bộ Công Thương rà soát, báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xử lý những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền của Bộ. Đồng thời mong muốn các chuyên gia tại buổi bồi huấn này có những ý kiến đóng góp để vận hành công trình thủy điện được an toàn, hiệu quả”, ông Phạm Trọng Thực cho biết.

Sau bồi huấn, ngày 26-27/11, các đại biểu đi thực địa kiểm tra công trình thủy điện Sơn La, Huội Quảng, Hòa Bình cùng với các chuyên Hội đồng An toàn bậc thang sông Đà.

PV

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp